Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada (BoC) Mark Carney cho rằng nền kinh tế của quốc gia Bắc Mỹ này đang trong tiến trình chuyển đổi từ việc phụ thuộc quá mức vào đi vay sang sản xuất, trong đó bao gồm việc thị trường nhà đất hạ nhiệt và tin rằng Canada sẽ thành công trong tiến trình này.
Ông Carney, người sẽ đảm nhiệm chức vụ Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh từ tháng 7 tới, thành công của Canada là đã chuyển việc kích thích nhu cầu của các hộ gia đình thông qua hỗ trợ thị trường nhà đất và cho vay cho tiêu dùng sang tập trung vào đầu tư và xuất khẩu. Đó là sự tái cân bằng khó khăn, nhưng người dân Canada đã có thái độ rất tiến bộ đối với nợ, thị trường nhà đất và đang hướng tới một sự cân bằng bền vững hơn.
Thị trường nhà đất một thời "sốt cao" tại Canada đã bắt đầu hạ nhiệt khi người dân nước này bắt đầu sợ nợ nần và sự điều chỉnh của thị trường có thể kéo dài trong vài năm tới.
Mặc dù việc thị trường nhà đất hạ nhiệt có thể làm giảm tăng trưởng, nhưng đầu tư kinh doanh và khu vực xuất khẩu có thể bù được sự sụt giảm này và giúp nền kinh tế Canada lành mạnh hơn.
Thị trường nhà đất tại Canada có dấu hiệu hạ nhiệt từ giữa năm 2012, khi Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty tuyên bố việc siết chặt các tiêu chuẩn đi vay, mặc dù giá nhà không giảm nhiều như doanh số bán nhà.
Ông Carney cho rằng các chính sách của chính phủ đang kiểm soát hiệu quả thị trường tín dụng và nhà đất, và đưa nền kinh tế đi theo con đường tăng trưởng bền vững hơn. Việc giá nhà tăng nhanh như trong vài năm gần đây là bất thường và không lành mạnh.
BoC dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Canada có thể đạt 2% trong năm nay, nhưng một số nhà phân tích tư nhân cho rằng dự báo này có thể quá lạc quan, khi có một số người dự báo mức tăng trưởng chỉ đạt 1%.
Việc sản lượng chế tạo tháng 12 giảm 3,1% cùng với kim ngạch xuất khẩu giảm sút cho thấy quá trình chuyển đổi kinh tế tại Canada diễn ra không suôn sẻ và chắc chắn.
Theo nhà kinh tế Doug Porter của Ngân hàng Montreal (BMO), kim ngạch xuất khẩu giảm gần 10% so với năm trước, trong khi chi phí vốn cũng giảm. Trong những điều kiện như vậy, dường như các nguy cơ đối với tăng trưởng đều không giảm trong năm 2013.
Tuy nhiên, các tín hiệu trong tương lai là tích cực, khi Mỹ - thị trường xuất khẩu chủ yếu của Canada, dường như có một năm tăng trưởng mạnh hơn sau khi thoát khỏi "vách đá tài chính," nhất là trong chi tiêu tiêu dùng và nhà đất - có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ôtô, phụ tùng ôtô và các sản phẩm gỗ của Canada.
Tương tự như vậy, sau sự sụt giảm tăng trưởng cuối năm 2012, các thị trường đang nổi từ Trung Quốc đến Brazil đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng trở lại./.
Ông Carney, người sẽ đảm nhiệm chức vụ Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh từ tháng 7 tới, thành công của Canada là đã chuyển việc kích thích nhu cầu của các hộ gia đình thông qua hỗ trợ thị trường nhà đất và cho vay cho tiêu dùng sang tập trung vào đầu tư và xuất khẩu. Đó là sự tái cân bằng khó khăn, nhưng người dân Canada đã có thái độ rất tiến bộ đối với nợ, thị trường nhà đất và đang hướng tới một sự cân bằng bền vững hơn.
Thị trường nhà đất một thời "sốt cao" tại Canada đã bắt đầu hạ nhiệt khi người dân nước này bắt đầu sợ nợ nần và sự điều chỉnh của thị trường có thể kéo dài trong vài năm tới.
Mặc dù việc thị trường nhà đất hạ nhiệt có thể làm giảm tăng trưởng, nhưng đầu tư kinh doanh và khu vực xuất khẩu có thể bù được sự sụt giảm này và giúp nền kinh tế Canada lành mạnh hơn.
Thị trường nhà đất tại Canada có dấu hiệu hạ nhiệt từ giữa năm 2012, khi Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty tuyên bố việc siết chặt các tiêu chuẩn đi vay, mặc dù giá nhà không giảm nhiều như doanh số bán nhà.
Ông Carney cho rằng các chính sách của chính phủ đang kiểm soát hiệu quả thị trường tín dụng và nhà đất, và đưa nền kinh tế đi theo con đường tăng trưởng bền vững hơn. Việc giá nhà tăng nhanh như trong vài năm gần đây là bất thường và không lành mạnh.
BoC dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Canada có thể đạt 2% trong năm nay, nhưng một số nhà phân tích tư nhân cho rằng dự báo này có thể quá lạc quan, khi có một số người dự báo mức tăng trưởng chỉ đạt 1%.
Việc sản lượng chế tạo tháng 12 giảm 3,1% cùng với kim ngạch xuất khẩu giảm sút cho thấy quá trình chuyển đổi kinh tế tại Canada diễn ra không suôn sẻ và chắc chắn.
Theo nhà kinh tế Doug Porter của Ngân hàng Montreal (BMO), kim ngạch xuất khẩu giảm gần 10% so với năm trước, trong khi chi phí vốn cũng giảm. Trong những điều kiện như vậy, dường như các nguy cơ đối với tăng trưởng đều không giảm trong năm 2013.
Tuy nhiên, các tín hiệu trong tương lai là tích cực, khi Mỹ - thị trường xuất khẩu chủ yếu của Canada, dường như có một năm tăng trưởng mạnh hơn sau khi thoát khỏi "vách đá tài chính," nhất là trong chi tiêu tiêu dùng và nhà đất - có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ôtô, phụ tùng ôtô và các sản phẩm gỗ của Canada.
Tương tự như vậy, sau sự sụt giảm tăng trưởng cuối năm 2012, các thị trường đang nổi từ Trung Quốc đến Brazil đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng trở lại./.
Thanh Hoa (TTXVN)