Trước và sau Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán có một đợt hồi phục mạnh, mặc dù các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước vẫn đưa ra quan điểm đồng thuận về tình hình kinh tế năm 2012 còn nhiều khó khăn và thách thức.
Sự sôi động của thị trường đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ, vốn khá thận trọng sau những mất mát tại năm 2011.
Kể từ phiên xác lập đáy 336 của VN-Index (6/1), sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã lấy lại đà hồi phục mạnh mẽ. Sau 15 phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index tăng một mạch 65 điểm lên mức 401 điểm (3/2). Khối lượng chứng khoán khớp trong phiên đầu của tháng Hai cũng vượt trên 30 triệu cổ phiếu/phiên, riêng phiên 3/2 khối lượng chứng khoán khớp đạt tới 55,3 triệu đơn vị, giá trị đạt gần 727 tỷ đồng.
Mặc dù xuất phát chậm hơn, song hoạt động giao dịch tại sàn Hà Nội (HNX) cũng bắt kịp xu hướng với người láng giềng phía Nam, chỉ số HNX-Index tăng liền 7 điểm, từ mốc 55 điểm (9/1) lên mức 62 điểm (2/2). Khối lượng chứng khoán khớp từ đầu của tháng Hai tới nay cũng vượt trên 30 triệu cổ phiếu/phiên, đặc biệt phiên 3/2 khối lượng chứng khoán khớp đạt 52 triệu đơn vị, giá trị đạt gần 388 tỷ đồng.
Tâm lý hồ nghi đan xen kỳ vọng đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư ra quyết định chớp cơ hội tham gia vào thị trường.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ tư vấn đầu tư, các chuyên gia vẫn cho rằng, nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt sóng tại thời điểm này là khá mạo hiểm.
Lý giải về động thái hồi phục của thị trường đợt vừa qua, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng Đầu tư, Công ty chứng khoán FLC đưa ra nhận định, thị trường không tự nhiên tăng hay giảm. Nhìn vào kinh tế vĩ mô, yếu tố quan trọng nhất tác động đến thị trường chứng khoán là lãi suất ngân hàng chưa thể giảm ngay được khi vẫn đang duy trì ở mức 17%.
“Theo tôi, giới đầu cơ nhìn thấy thị trường sẽ có vấn đề về trung hạn, do đó họ cần phải bảo vệ đồng vốn và kéo giá cổ phiếu lên rồi tìm kiếm cơ hội bán ra với mức giá cao. Đây là một trong những giải pháp mà các tổ chức ưa thích sử dụng,” ông Tuấn nói.
Quan sát diễn biến giao dịch gần đây, mặc dù phiên giao dịch thứ Năm (2/2) giới đầu tư vẫn tranh mua đẩy giá trần đồng loạt các mã chứng khoán, nhưng ngay sau đó trong sáng thứ Sáu (3/2) hoạt động bán lại diễn ra rất quyết liệt và nhanh chóng. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư rất cảnh giác, mua bán ngắn hạn, vào và rút ra ngay.
Ông Ngô Quang Trung, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Hòa Bình cũng nhận định, hiện quy mô thị trường rất nhỏ nên chỉ cần những dòng vốn bốn, năm chục tỷ đồng là đã có thể đẩy thị trường lên.
“VN-Index sau khi điều chỉnh hôm thứ Hai (6/2) nhiều khả năng sẽ tiếp tục lấy lại đà hồi phục nhẹ một vài phiên tới, tuy nhiên về cơ bản là không còn nhiều cơ hội sau đó. Bởi mấu chốt vấn đề, đợt tăng trưởng vừa qua của thị trường được tạo bởi sự tích tụ dòng tiền ngắn hạn. Khi dòng tiền này rút đi sẽ tiếp tục tạo ra những khoảng trống ở phía dưới và nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi cuốn vào cuộc chơi chớp nhoáng của các tổ chức,” ông Trung nhận định.
Phiên giao dịch gần đây nhất (7/2) cho thấy, sự nỗ lực của dòng tiền trong việc giải cứu đà tăng của thị trường niêm yết. Thời điểm cuối của phiên, hoạt động mua vào khá chủ động đã chặn lại đà bán tháo của nhà đầu tư tại phiên trước đó.
Phân tích diễn biến tâm lý đầu tư, ông Tuấn nhấn mạnh, thị trường kéo lên hơn chục phiên sẽ tác động đến hiệu ứng đám đông, bài toán tâm lý đã được xử lý rất thành công. Nhìn chung nếu ai mua chứng khoán tại phiên 3/2 và dù có mắc kẹt T+4, thì khả năng cắt lỗ cũng không nhiều.
“Nhưng đánh giá của cá nhân tôi, với thanh khoản của thị trường trong các phiên vừa qua cho thấy hoạt động phân phối đã thực hiện xong rồi. Kinh nghiệm, sau các đợt lên ngắn hạn hồi tháng 5, 6 và tháng 8,9 trong năm 2011, rồi sau đó là chu kỳ giảm sâu hơn, bởi cái nhìn trung hạn còn quá nhiều thách thức,” ông Tuấn dự cảm.
Sự sôi động của thị trường đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ, vốn khá thận trọng sau những mất mát tại năm 2011.
Kể từ phiên xác lập đáy 336 của VN-Index (6/1), sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã lấy lại đà hồi phục mạnh mẽ. Sau 15 phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index tăng một mạch 65 điểm lên mức 401 điểm (3/2). Khối lượng chứng khoán khớp trong phiên đầu của tháng Hai cũng vượt trên 30 triệu cổ phiếu/phiên, riêng phiên 3/2 khối lượng chứng khoán khớp đạt tới 55,3 triệu đơn vị, giá trị đạt gần 727 tỷ đồng.
Mặc dù xuất phát chậm hơn, song hoạt động giao dịch tại sàn Hà Nội (HNX) cũng bắt kịp xu hướng với người láng giềng phía Nam, chỉ số HNX-Index tăng liền 7 điểm, từ mốc 55 điểm (9/1) lên mức 62 điểm (2/2). Khối lượng chứng khoán khớp từ đầu của tháng Hai tới nay cũng vượt trên 30 triệu cổ phiếu/phiên, đặc biệt phiên 3/2 khối lượng chứng khoán khớp đạt 52 triệu đơn vị, giá trị đạt gần 388 tỷ đồng.
Tâm lý hồ nghi đan xen kỳ vọng đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư ra quyết định chớp cơ hội tham gia vào thị trường.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ tư vấn đầu tư, các chuyên gia vẫn cho rằng, nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt sóng tại thời điểm này là khá mạo hiểm.
Lý giải về động thái hồi phục của thị trường đợt vừa qua, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng phòng Đầu tư, Công ty chứng khoán FLC đưa ra nhận định, thị trường không tự nhiên tăng hay giảm. Nhìn vào kinh tế vĩ mô, yếu tố quan trọng nhất tác động đến thị trường chứng khoán là lãi suất ngân hàng chưa thể giảm ngay được khi vẫn đang duy trì ở mức 17%.
“Theo tôi, giới đầu cơ nhìn thấy thị trường sẽ có vấn đề về trung hạn, do đó họ cần phải bảo vệ đồng vốn và kéo giá cổ phiếu lên rồi tìm kiếm cơ hội bán ra với mức giá cao. Đây là một trong những giải pháp mà các tổ chức ưa thích sử dụng,” ông Tuấn nói.
Quan sát diễn biến giao dịch gần đây, mặc dù phiên giao dịch thứ Năm (2/2) giới đầu tư vẫn tranh mua đẩy giá trần đồng loạt các mã chứng khoán, nhưng ngay sau đó trong sáng thứ Sáu (3/2) hoạt động bán lại diễn ra rất quyết liệt và nhanh chóng. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư rất cảnh giác, mua bán ngắn hạn, vào và rút ra ngay.
Ông Ngô Quang Trung, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Hòa Bình cũng nhận định, hiện quy mô thị trường rất nhỏ nên chỉ cần những dòng vốn bốn, năm chục tỷ đồng là đã có thể đẩy thị trường lên.
“VN-Index sau khi điều chỉnh hôm thứ Hai (6/2) nhiều khả năng sẽ tiếp tục lấy lại đà hồi phục nhẹ một vài phiên tới, tuy nhiên về cơ bản là không còn nhiều cơ hội sau đó. Bởi mấu chốt vấn đề, đợt tăng trưởng vừa qua của thị trường được tạo bởi sự tích tụ dòng tiền ngắn hạn. Khi dòng tiền này rút đi sẽ tiếp tục tạo ra những khoảng trống ở phía dưới và nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi cuốn vào cuộc chơi chớp nhoáng của các tổ chức,” ông Trung nhận định.
Phiên giao dịch gần đây nhất (7/2) cho thấy, sự nỗ lực của dòng tiền trong việc giải cứu đà tăng của thị trường niêm yết. Thời điểm cuối của phiên, hoạt động mua vào khá chủ động đã chặn lại đà bán tháo của nhà đầu tư tại phiên trước đó.
Phân tích diễn biến tâm lý đầu tư, ông Tuấn nhấn mạnh, thị trường kéo lên hơn chục phiên sẽ tác động đến hiệu ứng đám đông, bài toán tâm lý đã được xử lý rất thành công. Nhìn chung nếu ai mua chứng khoán tại phiên 3/2 và dù có mắc kẹt T+4, thì khả năng cắt lỗ cũng không nhiều.
“Nhưng đánh giá của cá nhân tôi, với thanh khoản của thị trường trong các phiên vừa qua cho thấy hoạt động phân phối đã thực hiện xong rồi. Kinh nghiệm, sau các đợt lên ngắn hạn hồi tháng 5, 6 và tháng 8,9 trong năm 2011, rồi sau đó là chu kỳ giảm sâu hơn, bởi cái nhìn trung hạn còn quá nhiều thách thức,” ông Tuấn dự cảm.
Linh Chi (Vietnam+)