Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định nhà giáo có vai trò then chốt trong việc định hình cuộc sống của trẻ em và sự phát triển trí tuệ, kinh tế và xã hội của các quốc gia.
Với vai trò dẫn dắt quá trình học hỏi, nhà giáo là nguồn lực cung cấp giáo dục quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu như vậy tại lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày Nhà giáo quốc tế (5/10), do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 19/11, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc).
Ông Hiển cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai tăng cường chính sách, cải thiện điều kiện làm việc và nhiều chương trình hỗ trợ tích cực phát triển nghề nghiệp có chất lượng cao để từ đó hỗ trợ tích cực hơn, cải thiện hơn điều kiện làm việc cho giáo viên.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng chuyên môn, giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình thực hiện các chương trình giáo dục, khuyến khích và thu hút giới trẻ tới với nghề giáo và tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, cũng khẳng định Liên hợp quốc đang hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng các mô hình đào tạo giáo viên nhằm nâng cao hiểu biết của giáo viên về một số vấn đề trong giáo dục.
UNESCO hoan nghênh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện các điều kiện tổng thể cho nhà giáo và sẵn sàng hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyển dụng giáo viên, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên.
Cũng tại buổi lễ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNESCO đã trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung nhà giáo trong đời thường và công việc.”
Được phát động từ 28/10 đến hết ngày 15/11 trên phạm vi toàn quốc, cuộc thi đã thu hút hàng trăm tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể điển hình có những đóng góp tích cực đối với xã hội, đặc biệt ở vùng khó, qua các hoạt động thường ngày và trong công việc. Từ đó khuyến khích, hỗ trợ và mang lại cơ hội học tập cho mọi công dân.
Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Văn Thương với tác phẩm "Lớp học vùng biên giới"; giải nhì cho tác phẩm "Lớp học Chăm" của tác giả Phan Văn Hiền; hai giải ba cho tác phẩm "Con chữ đầu đời" của tác giả Ngô Huy Tịnh, "Tàn nhưng không phế" của Nguyễn Văn Thương và 5 giải khuyến khích./.
Với vai trò dẫn dắt quá trình học hỏi, nhà giáo là nguồn lực cung cấp giáo dục quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu như vậy tại lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày Nhà giáo quốc tế (5/10), do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 19/11, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc).
Ông Hiển cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai tăng cường chính sách, cải thiện điều kiện làm việc và nhiều chương trình hỗ trợ tích cực phát triển nghề nghiệp có chất lượng cao để từ đó hỗ trợ tích cực hơn, cải thiện hơn điều kiện làm việc cho giáo viên.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng chuyên môn, giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình thực hiện các chương trình giáo dục, khuyến khích và thu hút giới trẻ tới với nghề giáo và tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, cũng khẳng định Liên hợp quốc đang hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng các mô hình đào tạo giáo viên nhằm nâng cao hiểu biết của giáo viên về một số vấn đề trong giáo dục.
UNESCO hoan nghênh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện các điều kiện tổng thể cho nhà giáo và sẵn sàng hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyển dụng giáo viên, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên.
Cũng tại buổi lễ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNESCO đã trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung nhà giáo trong đời thường và công việc.”
Được phát động từ 28/10 đến hết ngày 15/11 trên phạm vi toàn quốc, cuộc thi đã thu hút hàng trăm tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nhằm phát hiện những cá nhân, tập thể điển hình có những đóng góp tích cực đối với xã hội, đặc biệt ở vùng khó, qua các hoạt động thường ngày và trong công việc. Từ đó khuyến khích, hỗ trợ và mang lại cơ hội học tập cho mọi công dân.
Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Văn Thương với tác phẩm "Lớp học vùng biên giới"; giải nhì cho tác phẩm "Lớp học Chăm" của tác giả Phan Văn Hiền; hai giải ba cho tác phẩm "Con chữ đầu đời" của tác giả Ngô Huy Tịnh, "Tàn nhưng không phế" của Nguyễn Văn Thương và 5 giải khuyến khích./.
N. Anh (TTXVN/Vietnam+)