Ngày 29/1, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức triển khai bộ tính năng Buôn làng dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có nhà mạng triển khai riêng dịch vụ dành cho đối tượng được xem là có kinh tế khó khăn nhất của Việt Nam.
Hiện tại, bộ tính năng mới của Viettel hỗ trợ 7 ngôn ngữ là Thái, Tày-Nùng, H’Mông, Dao, Gia rai, Khơ me, Ê đê. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi thông thường, bộ tính năng Buôn làng sẽ cung cấp nhiều chương trình tin tức tổng hợp, kể chuyện, ca nhạc, hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi... bằng tiếng dân tộc 24/24 giờ.
Ngoài ra, toàn bộ thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ của nhà mạng sẽ được dịch ra tiếng dân tộc hoặc hình ảnh minh họa giúp bà con dễ dàng thực hiện thao tác.
Đặc biệt, điện thoại viên trực tiếp giải đáp dịch vụ miễn phí cho bà con là người dân tộc. Cụ thể, tổng đài 3331 (Tày-Nùng), 3332 (Thái), 3335 (H’Mông), 3336 (Dao), 3337 (Gia rai), 3338 (Ê đê) và 3339 (Khơ me).
Theo kế hoạch, 7 phiên bản của bộ tính năng Buôn làng sẽ được cung cấp trước Tết Nguyên đán. Tùy theo địa bàn đồng bào sinh sống, Viettel sẽ cung cấp sản phẩm phù hợp trên hệ thống kênh phân phối rộng khắp của nhà mạng này. Bộ tính năng Buôn làng cũng sẽ không bị giới hạn thời gian sử dụng mà chỉ cần phát sinh một trong các hoạt động như cuộc gọi/nhắn tin có cước, data hoặc nạp thẻ trong vòng 60 ngày.
Ngoài ra, bộ tính năng này cũng sẽ hỗ trợ tính năng định vị để trong trường hợp cần thiết, bà con có thể nhắn tin để tìm vị trí của mình với cước phí 100 đồng/lần.
Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom cho hay, hiện Việt Nam có hơn 12 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có tới hơn 9 triệu người chưa được sử dụng dịch vụ di động. Do đó, với việc ra mắt bộ tính năng Buôn làng, Viettel hy vọng sẽ đem lại những tiện ích nhất cho bà con vùng khó.
Được biết, Viettel hiện có 56.000 trạm phát sóng 2G và 3G phủ sóng tới toàn bộ 2.685 xã có đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước./.
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có nhà mạng triển khai riêng dịch vụ dành cho đối tượng được xem là có kinh tế khó khăn nhất của Việt Nam.
Hiện tại, bộ tính năng mới của Viettel hỗ trợ 7 ngôn ngữ là Thái, Tày-Nùng, H’Mông, Dao, Gia rai, Khơ me, Ê đê. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi thông thường, bộ tính năng Buôn làng sẽ cung cấp nhiều chương trình tin tức tổng hợp, kể chuyện, ca nhạc, hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi... bằng tiếng dân tộc 24/24 giờ.
Ngoài ra, toàn bộ thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ của nhà mạng sẽ được dịch ra tiếng dân tộc hoặc hình ảnh minh họa giúp bà con dễ dàng thực hiện thao tác.
Đặc biệt, điện thoại viên trực tiếp giải đáp dịch vụ miễn phí cho bà con là người dân tộc. Cụ thể, tổng đài 3331 (Tày-Nùng), 3332 (Thái), 3335 (H’Mông), 3336 (Dao), 3337 (Gia rai), 3338 (Ê đê) và 3339 (Khơ me).
Theo kế hoạch, 7 phiên bản của bộ tính năng Buôn làng sẽ được cung cấp trước Tết Nguyên đán. Tùy theo địa bàn đồng bào sinh sống, Viettel sẽ cung cấp sản phẩm phù hợp trên hệ thống kênh phân phối rộng khắp của nhà mạng này. Bộ tính năng Buôn làng cũng sẽ không bị giới hạn thời gian sử dụng mà chỉ cần phát sinh một trong các hoạt động như cuộc gọi/nhắn tin có cước, data hoặc nạp thẻ trong vòng 60 ngày.
Ngoài ra, bộ tính năng này cũng sẽ hỗ trợ tính năng định vị để trong trường hợp cần thiết, bà con có thể nhắn tin để tìm vị trí của mình với cước phí 100 đồng/lần.
Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom cho hay, hiện Việt Nam có hơn 12 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có tới hơn 9 triệu người chưa được sử dụng dịch vụ di động. Do đó, với việc ra mắt bộ tính năng Buôn làng, Viettel hy vọng sẽ đem lại những tiện ích nhất cho bà con vùng khó.
Được biết, Viettel hiện có 56.000 trạm phát sóng 2G và 3G phủ sóng tới toàn bộ 2.685 xã có đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước./.
Trung Hiền (Vietnam+)