Trao đổi với Vietnam+, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, việc tạm dừng để bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nằm trong kế hoạch từ trước và các doanh nghiệp đầu mối sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn xăng dầu trong nước.
Trước đó, theo thông báo từ Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thì từ ngày 23/3, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạm dừng hoạt động trong khoảng 2-3 tuần để các chuyên gia và các nhà thầu thực hiện việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo kế hoạch.
Để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho thị trường trong nước, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cũng đã gửi thông báo đến các đầu mối tiêu thụ trong nước chuẩn bị phương án nhập khẩu bổ sung khoảng 400.000 tấn xăng, dầu các loại trong thời gian này.
Là đơn vị tiêu thụ xăng dầu lớn nhất của Dung Quất nhưng theo khẳng định của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì việc dừng này đã nằm trong dự định từ trước cũng như doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho việc đảm bảo đủ nguồn xăng dầu trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng chia sẻ, việc tạm dừng nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã gây ra những áp lực lớn về nguồn ngoại tệ cho tổng công ty.
Bởi hiện nay, việc Dung Quất ngừng hoạt động khiến doanh nghiệp phải chi thêm một lượng ngoại tệ để nhập khẩu thay vì thanh toán bằng tiền Việt từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Theo kế hoạch năm nay của Petrolimex ký hợp đồng với Dung Quất khoảng 2 triệu mét khối/tấn và tùy thuộc vào từng tháng, thì lượng tiêu thụ xăng dầu trung bình ước khoảng 200.000 mét khối tấn/tháng.
“Dù thế nào thì trong mọi thời điểm Tổng công ty đều đảm bảo cung ứng đủ nguồn,” ông Dũng khẳng định.
Về phía Tổng công ty xăng dầu quân đội cũng khẳng định, trong các doanh nghiệp cũng đã có sự bàn bạc và chuẩn bị với nhau từ trước về tình huống này.
Theo ước tính, mỗi tháng đơn vị này cũng nhập khẩu từ Dung Quất khoảng 13.000 tấn và việc thay đổi này doanh nghiệp đã dự trữ đủ để sẵn sàng nguồn cung cho thị trường.
Sau hơn 2 năm kể từ ngày đón dòng sản phẩm đầu tiên (22/2/2009), Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và xuất bán ra thị trường khoảng 8,5 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại đáp ứng trên 30% lượng xăng dầu tiêu thụ trong cả nước và trở thành yếu tố chính trong việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.
Hiện nay, 4 doanh nghiệp ký hợp đồng mua 4,7 triệu m3 sản phẩm tại Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất gồm PV Oil, Petrolimex, Vinapco và Petec. Trong đó, PV Oil và Petrolimex là hai doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất./.
Trước đó, theo thông báo từ Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thì từ ngày 23/3, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạm dừng hoạt động trong khoảng 2-3 tuần để các chuyên gia và các nhà thầu thực hiện việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo kế hoạch.
Để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho thị trường trong nước, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cũng đã gửi thông báo đến các đầu mối tiêu thụ trong nước chuẩn bị phương án nhập khẩu bổ sung khoảng 400.000 tấn xăng, dầu các loại trong thời gian này.
Là đơn vị tiêu thụ xăng dầu lớn nhất của Dung Quất nhưng theo khẳng định của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì việc dừng này đã nằm trong dự định từ trước cũng như doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho việc đảm bảo đủ nguồn xăng dầu trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng chia sẻ, việc tạm dừng nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã gây ra những áp lực lớn về nguồn ngoại tệ cho tổng công ty.
Bởi hiện nay, việc Dung Quất ngừng hoạt động khiến doanh nghiệp phải chi thêm một lượng ngoại tệ để nhập khẩu thay vì thanh toán bằng tiền Việt từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Theo kế hoạch năm nay của Petrolimex ký hợp đồng với Dung Quất khoảng 2 triệu mét khối/tấn và tùy thuộc vào từng tháng, thì lượng tiêu thụ xăng dầu trung bình ước khoảng 200.000 mét khối tấn/tháng.
“Dù thế nào thì trong mọi thời điểm Tổng công ty đều đảm bảo cung ứng đủ nguồn,” ông Dũng khẳng định.
Về phía Tổng công ty xăng dầu quân đội cũng khẳng định, trong các doanh nghiệp cũng đã có sự bàn bạc và chuẩn bị với nhau từ trước về tình huống này.
Theo ước tính, mỗi tháng đơn vị này cũng nhập khẩu từ Dung Quất khoảng 13.000 tấn và việc thay đổi này doanh nghiệp đã dự trữ đủ để sẵn sàng nguồn cung cho thị trường.
Sau hơn 2 năm kể từ ngày đón dòng sản phẩm đầu tiên (22/2/2009), Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và xuất bán ra thị trường khoảng 8,5 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại đáp ứng trên 30% lượng xăng dầu tiêu thụ trong cả nước và trở thành yếu tố chính trong việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.
Hiện nay, 4 doanh nghiệp ký hợp đồng mua 4,7 triệu m3 sản phẩm tại Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất gồm PV Oil, Petrolimex, Vinapco và Petec. Trong đó, PV Oil và Petrolimex là hai doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất./.
Đức Duy (Vietnam+)