Giáo sư Douglas D. Osheroff, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý thuộc Đại học Stanford, đã đến Hà Nội vào ngày 13 tháng 12 để tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Chuyến thăm được tổ chức bởi Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, giáo sư Osheroff sẽ giảng về chủ đề “Khoa học thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào” vào ngày 14 tháng 12 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo giáo sư Osheroff, các chính phủ cần có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên lấy nghiên cứu khoa học là đích đến, là niềm đam mê của mình, hoạt động đó không phải chỉ là công cụ để sau này đi ra ngoài kiếm tiền mà còn là tìm ra được phát minh gì đó trong khoa học.
Giáo sư cũng nhấn mạnh, ngay cả ở một nước phát triển như ở Mỹ, nhà nước vẫn giữ một vai trò khá lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển của việc nghiên cứu khoa học. Những nhà nghiên cứu thì có trách nhiệm phải đảm bảo cho công trình của mình phải được hoàn thành và có những giá trị và đóng góp nhất định vào sự phát triển chung.
“Gửi sinh viên ra nước ngoài học tập tại các phòng thí nghiệm là một ý tưởng hay, các trường đại học ở Việt Nam cần có chương trình liên kết với các trường phương tây, sự liên kết này là cả một quá trình làm việc để sinh viên liên tục được sử dụng những phòng thí nghiệm ở nước phát triển.
Tuy nhiên, nếu cứ gửi sinh viên như vậy sẽ có nguy cơ các em không quay trở về nước làm việc vì ở nước ngoài điều kiện làm việc sẽ đầy đủ và hiện đại hơn. Để tránh được việc này, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên”, Giáo sư Douglas đề xuất.
Được biết, giáo sư Osheroff là nhà khoa học đoạt Nobel thứ ba đến thăm Việt Nam trong vòng 1 tháng, sau chuyến thăm của giáo sư Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel Kinh tế, và giáo sư Harald zur Hausen, đoạt giải Nobel Y học, cùng trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Chương trình “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á nối tiếp sự thành công của chuỗi 450 sự kiện “Cầu nối” của Quỹ Hòa bình Quốc tế được tổ chức tại Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia từ năm 2003. Tham dự chương trình đã có 38 người đạt giải Nobel, 18 diễn giả và các nghệ sĩ khác như tiến sĩ Hans Blix, diễn viên Jackie Chan, mục sư Jesse Jackson, Vanessa-Mae, Jessye Norman, Oliver Stone và tiến sĩ James Wolfensohn, nhằm mục đích phát triển giáo dục trong khu vực Đông Nam Á. Chuỗi sự kiện tại Thái Lan được Nữ hoàng Sirikit và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chủ trì đã thu hút được 140.000 người tham dự./.
Chuyến thăm được tổ chức bởi Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, giáo sư Osheroff sẽ giảng về chủ đề “Khoa học thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào” vào ngày 14 tháng 12 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo giáo sư Osheroff, các chính phủ cần có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên lấy nghiên cứu khoa học là đích đến, là niềm đam mê của mình, hoạt động đó không phải chỉ là công cụ để sau này đi ra ngoài kiếm tiền mà còn là tìm ra được phát minh gì đó trong khoa học.
Giáo sư cũng nhấn mạnh, ngay cả ở một nước phát triển như ở Mỹ, nhà nước vẫn giữ một vai trò khá lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển của việc nghiên cứu khoa học. Những nhà nghiên cứu thì có trách nhiệm phải đảm bảo cho công trình của mình phải được hoàn thành và có những giá trị và đóng góp nhất định vào sự phát triển chung.
“Gửi sinh viên ra nước ngoài học tập tại các phòng thí nghiệm là một ý tưởng hay, các trường đại học ở Việt Nam cần có chương trình liên kết với các trường phương tây, sự liên kết này là cả một quá trình làm việc để sinh viên liên tục được sử dụng những phòng thí nghiệm ở nước phát triển.
Tuy nhiên, nếu cứ gửi sinh viên như vậy sẽ có nguy cơ các em không quay trở về nước làm việc vì ở nước ngoài điều kiện làm việc sẽ đầy đủ và hiện đại hơn. Để tránh được việc này, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên”, Giáo sư Douglas đề xuất.
Được biết, giáo sư Osheroff là nhà khoa học đoạt Nobel thứ ba đến thăm Việt Nam trong vòng 1 tháng, sau chuyến thăm của giáo sư Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel Kinh tế, và giáo sư Harald zur Hausen, đoạt giải Nobel Y học, cùng trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Chương trình “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á nối tiếp sự thành công của chuỗi 450 sự kiện “Cầu nối” của Quỹ Hòa bình Quốc tế được tổ chức tại Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia từ năm 2003. Tham dự chương trình đã có 38 người đạt giải Nobel, 18 diễn giả và các nghệ sĩ khác như tiến sĩ Hans Blix, diễn viên Jackie Chan, mục sư Jesse Jackson, Vanessa-Mae, Jessye Norman, Oliver Stone và tiến sĩ James Wolfensohn, nhằm mục đích phát triển giáo dục trong khu vực Đông Nam Á. Chuỗi sự kiện tại Thái Lan được Nữ hoàng Sirikit và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chủ trì đã thu hút được 140.000 người tham dự./.
Linh Chi (Vietnam+)