Cuối tháng 10, đoàn đại biểu cấp cao Thông tấn xã Nga (ITAR-TASS) trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngoài thời gian thăm và công vụ chính tập trung ở thủ đô Hà Nội, họ chủ động đề xuất hai địa danh để đến và cảm nhận thêm về đất nước có chiều dài bờ biển khá lý tưởng này, đó là thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Ông Kalmykov M.V - Phó Tổng giám đốc thứ nhất ITAR-TASS cùng các thành viên trong đoàn đã lên tàu du lịch cỡ nhỏ trong một tour thưởng ngoạn vịnh Nha Trang.
Với giá trọn gói 90.000 đồng cho mỗi du khách, họ được phục vụ gần trọn ngày khi đến một số đảo, vùng vẫy thỏa thích trong làn nước trong xanh của vịnh, sau đó dùng bữa trưa miễn phí trên tàu và thưởng thức chương trình ca nhạc do chính những người lái tàu, đầu bếp, nhân viên phục vụ... kiêm luôn ca sĩ và nhạc công biểu diễn.
Sự cảm kích khiến ông Kalmykov cất lời một bài hát Nga để đáp lại và “chiêu đãi” cả du khách trên tàu, trong đó đa phần đến từ các nước.
Hai ngày còn lại, đoàn khách này đã thường xuyên tắm biển khi họ ở tại khách sạn Yasaka-Sài Gòn-Nha Trang, đạt tiêu chuẩn 4 sao, nằm cạnh bãi biển khá sạch và luôn râm mát bóng dừa.
Họ còn đến thăm Tháp Bà Ponagar - ngôi tháp cổ của người Chăm có tuổi đời gần 1.200 năm, Viện Hải dương học Nha Trang - nơi đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về biển nói chung và các giải pháp giữ gìn, tăng cường hệ sinh thái cho vịnh Nha Trang.
Những món quà họ chọn trước khi ra sân bay là nhiều chuỗi vòng đeo cổ bằng ngọc trai, những tấm vải dệt tay do các cô gái Chăm thực hiện dưới bóng nắng ở Tháp Bà cổ kính...
Để bày tỏ sự thú vị sau lần đầu tiên đến thành phố biển Nha Trang, từ mà ông Kalmykov nhắc đi nhắc lại mãi, kể cả lúc sắp bước lên máy bay: “Kharasô!” (nghĩa là tốt).
Dường như có sự gặp nhau về ý tưởng chọn Nha Trang làm điểm đến, khi trước đó, đại diện Hãng hàng không Vladivostok Air (Nga) đã làm việc với tỉnh Khánh Hòa và các đơn vị liên quan để chuẩn bị cho việc mở hai tuyến bay từ hai thành phố thuộc miền viễn đông Nga là Khabarovsk và Vladivostok đến thành phố Nha Trang, qua sân bay Cam Ranh, ngay trong mùa Đông này.
Theo đại diện Hãng hàng không Vladivostok Air, 14 chuyến bay từ hai thành phố nói trên đến và đi, bắt đầu từ tháng 12 tới là sự khởi động để thiết lập lâu dài 2 tuyến bay này.
Lâu nay, có nhiều du khách Nga đến du lịch tại thành phố biển Nha Trang và giờ là lúc cần đáp ứng cho nhiều người Nga khác có dự tính đến đây nghỉ đông, trên những chuyến bay trực tiếp.
Nhưng ý tưởng “đến với Nha Trang” được mở rộng hơn, đó là khi cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần đầu tiên tổ chức ngoài lãnh thổ Philippines đã chọn Nha Trang làm nơi hội tụ 90 người đẹp trên toàn thế giới.
Lúc này, nhiều hoạt động trong khuôn khổ của cuộc thi đang diễn ra. Trước khi đến, chắc hẳn các người đẹp đã trang bị một số thông tin để biết rằng Nha Trang từng là nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cách đây 2 năm, ngoài những cuộc thi sắc đẹp trong nước diễn ra hầu như liên tục.
Ở đó còn là nơi có Festival Biển được tổ chức hai năm một lần và năm tới sẽ là lần thứ 5.
Nha Trang lại nằm trong “tầm ngắm” khi Việt Nam giành quyền đăng cai Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 tổ chức vào năm 2016.
Thành phố nằm bên bờ vịnh đẹp nổi tiếng thế giới này đã và đang là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Nó như mang sức hút của một thỏi nam châm và hướng đến mục tiêu lâu dài là trở thành thiên đường du lịch.
Đã từ lâu, các nhà quản lý của Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng đã không đứng ngoài cuộc để thành phố này phát triển chỉ nhờ vào những gì thiên nhiên ưu đãi.
Nhiều quy hoạch mang tính vĩ mô cũng như chi tiết đã được xây dựng, áp dụng để thành phố nói chung và ngành du lịch tại đây nói riêng phát triển theo đúng quỹ đạo, đúng định hướng.
Kể từ năm 2003, sau khi Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới công nhận vịnh Nha Trang là thành viên, và được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, việc phát triển của thành phố đã song hành cùng các biện pháp bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường bờ biển của vịnh.
Hàng loạt công viên cây xanh tạo nên một vòng cung xanh bao bọc lấy bãi cát trắng, làm nên không gian riêng biệt chỉ có ở biển Nha Trang.
Tất cả diện tích bãi tắm, bờ cát dọc biển đều dành cho công cộng, người dân và bất cứ du khách nào cũng có thể sử dụng để tắm, phơi nắng, ngắm biển... mà không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Ở Nha Trang, bãi biển không dành riêng cho những khách sạn cao tầng và sang trọng. Du khách dễ dàng mục kích cảnh những nhóm người tụ tập đánh cờ tướng, tập dưỡng sinh, vui đùa trong công viên dọc biển, phía trước những khách sạn cao tầng.
Năm năm gần đây, ngành du lịch ở Khánh Hòa có mức tăng trưởng bình quân 16% mỗi năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá là khá cao, nhưng không quá “nóng” để phá vỡ không gian và môi trường du lịch.
Trong tổng số trên 400 khách sạn với trên 10.000 phòng của cả tỉnh, phần lớn tập trung ở Nha Trang, trong đó có khoảng 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao.
Tính riêng giai đoạn 2006-2010, tổng số lượt du khách đến Khánh Hòa lưu trú đạt 6,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt.
Tuy nhiên, Nha Trang đang hướng đến một môi trường du lịch thân thiện và bền vững hơn. Đấy là sự khai thác cảnh quan tự nhiên kết hợp với việc triển khai các dịch vụ du lịch hiện đại, độc đáo và thân thiện với môi trường.
Trong phương hướng phát triển du lịch của cả tỉnh đến năm 2020, Khánh Hòa xác định tính chất đặc thù, nổi trội về du lịch biển, đảo, với các loại hình và sản phẩm du lịch biển như nghỉ mát, thể thao leo núi, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven bờ, du lịch tàu biển.
Các sản phẩm này đòi hỏi việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên là yêu cầu tiên quyết để tồn tại và phát triển.
Ông Lê Xuân Thân - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói: “Không phải đến lúc này chúng tôi mới nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên trong du lịch. Hàng loạt các cuộc hội thảo khoa học về bảo tồn sự đa dạng sinh học ở vịnh Nha Trang, bảo vệ môi trường đô thị đã được tiến hành, làm cơ sở để đưa ra những hành động cụ thể.”
Chính vì vậy, Khánh Hòa không ngần ngại vay 77 triệu USD của Ngân hàng Thế giới để cải thiện vệ sinh môi trường cho thành phố, dự án này đã triển khai mấy năm qua và sẽ hoàn tất vào năm 2014.
Ngay cả khu du lịch và giải trí Vinpearl Land nằm trên một hòn đảo giữa vịnh Nha Trang, do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, chủ nhân của nó cũng đã hào phóng chi hàng chục tỷ đồng cho việc trồng cây, cải tạo môi trường. Nhiều khu du lịch mới ở vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, dựa trên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã và đang hình thành, nhằm giảm áp lực cho Nha Trang.
Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Mục tiêu đón 3,4 triệu lượt du khách đến nghỉ dưỡng tại đây vào năm 2020 có nhiểu khả năng nằm trong tầm tay nếu Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng vẫn giữ được lời cam kết “Sạch về môi trường, đẹp về văn hóa, hiện đại và độc đáo” trên cái nền cảnh quan của vùng đất tươi đẹp, được thiên nhiên ban tặng./.
Ông Kalmykov M.V - Phó Tổng giám đốc thứ nhất ITAR-TASS cùng các thành viên trong đoàn đã lên tàu du lịch cỡ nhỏ trong một tour thưởng ngoạn vịnh Nha Trang.
Với giá trọn gói 90.000 đồng cho mỗi du khách, họ được phục vụ gần trọn ngày khi đến một số đảo, vùng vẫy thỏa thích trong làn nước trong xanh của vịnh, sau đó dùng bữa trưa miễn phí trên tàu và thưởng thức chương trình ca nhạc do chính những người lái tàu, đầu bếp, nhân viên phục vụ... kiêm luôn ca sĩ và nhạc công biểu diễn.
Sự cảm kích khiến ông Kalmykov cất lời một bài hát Nga để đáp lại và “chiêu đãi” cả du khách trên tàu, trong đó đa phần đến từ các nước.
Hai ngày còn lại, đoàn khách này đã thường xuyên tắm biển khi họ ở tại khách sạn Yasaka-Sài Gòn-Nha Trang, đạt tiêu chuẩn 4 sao, nằm cạnh bãi biển khá sạch và luôn râm mát bóng dừa.
Họ còn đến thăm Tháp Bà Ponagar - ngôi tháp cổ của người Chăm có tuổi đời gần 1.200 năm, Viện Hải dương học Nha Trang - nơi đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về biển nói chung và các giải pháp giữ gìn, tăng cường hệ sinh thái cho vịnh Nha Trang.
Những món quà họ chọn trước khi ra sân bay là nhiều chuỗi vòng đeo cổ bằng ngọc trai, những tấm vải dệt tay do các cô gái Chăm thực hiện dưới bóng nắng ở Tháp Bà cổ kính...
Để bày tỏ sự thú vị sau lần đầu tiên đến thành phố biển Nha Trang, từ mà ông Kalmykov nhắc đi nhắc lại mãi, kể cả lúc sắp bước lên máy bay: “Kharasô!” (nghĩa là tốt).
Dường như có sự gặp nhau về ý tưởng chọn Nha Trang làm điểm đến, khi trước đó, đại diện Hãng hàng không Vladivostok Air (Nga) đã làm việc với tỉnh Khánh Hòa và các đơn vị liên quan để chuẩn bị cho việc mở hai tuyến bay từ hai thành phố thuộc miền viễn đông Nga là Khabarovsk và Vladivostok đến thành phố Nha Trang, qua sân bay Cam Ranh, ngay trong mùa Đông này.
Theo đại diện Hãng hàng không Vladivostok Air, 14 chuyến bay từ hai thành phố nói trên đến và đi, bắt đầu từ tháng 12 tới là sự khởi động để thiết lập lâu dài 2 tuyến bay này.
Lâu nay, có nhiều du khách Nga đến du lịch tại thành phố biển Nha Trang và giờ là lúc cần đáp ứng cho nhiều người Nga khác có dự tính đến đây nghỉ đông, trên những chuyến bay trực tiếp.
Nhưng ý tưởng “đến với Nha Trang” được mở rộng hơn, đó là khi cuộc thi Hoa hậu Trái đất lần đầu tiên tổ chức ngoài lãnh thổ Philippines đã chọn Nha Trang làm nơi hội tụ 90 người đẹp trên toàn thế giới.
Lúc này, nhiều hoạt động trong khuôn khổ của cuộc thi đang diễn ra. Trước khi đến, chắc hẳn các người đẹp đã trang bị một số thông tin để biết rằng Nha Trang từng là nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cách đây 2 năm, ngoài những cuộc thi sắc đẹp trong nước diễn ra hầu như liên tục.
Ở đó còn là nơi có Festival Biển được tổ chức hai năm một lần và năm tới sẽ là lần thứ 5.
Nha Trang lại nằm trong “tầm ngắm” khi Việt Nam giành quyền đăng cai Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 tổ chức vào năm 2016.
Thành phố nằm bên bờ vịnh đẹp nổi tiếng thế giới này đã và đang là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Nó như mang sức hút của một thỏi nam châm và hướng đến mục tiêu lâu dài là trở thành thiên đường du lịch.
Đã từ lâu, các nhà quản lý của Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng đã không đứng ngoài cuộc để thành phố này phát triển chỉ nhờ vào những gì thiên nhiên ưu đãi.
Nhiều quy hoạch mang tính vĩ mô cũng như chi tiết đã được xây dựng, áp dụng để thành phố nói chung và ngành du lịch tại đây nói riêng phát triển theo đúng quỹ đạo, đúng định hướng.
Kể từ năm 2003, sau khi Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới công nhận vịnh Nha Trang là thành viên, và được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, việc phát triển của thành phố đã song hành cùng các biện pháp bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường bờ biển của vịnh.
Hàng loạt công viên cây xanh tạo nên một vòng cung xanh bao bọc lấy bãi cát trắng, làm nên không gian riêng biệt chỉ có ở biển Nha Trang.
Tất cả diện tích bãi tắm, bờ cát dọc biển đều dành cho công cộng, người dân và bất cứ du khách nào cũng có thể sử dụng để tắm, phơi nắng, ngắm biển... mà không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Ở Nha Trang, bãi biển không dành riêng cho những khách sạn cao tầng và sang trọng. Du khách dễ dàng mục kích cảnh những nhóm người tụ tập đánh cờ tướng, tập dưỡng sinh, vui đùa trong công viên dọc biển, phía trước những khách sạn cao tầng.
Năm năm gần đây, ngành du lịch ở Khánh Hòa có mức tăng trưởng bình quân 16% mỗi năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá là khá cao, nhưng không quá “nóng” để phá vỡ không gian và môi trường du lịch.
Trong tổng số trên 400 khách sạn với trên 10.000 phòng của cả tỉnh, phần lớn tập trung ở Nha Trang, trong đó có khoảng 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao.
Tính riêng giai đoạn 2006-2010, tổng số lượt du khách đến Khánh Hòa lưu trú đạt 6,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt.
Tuy nhiên, Nha Trang đang hướng đến một môi trường du lịch thân thiện và bền vững hơn. Đấy là sự khai thác cảnh quan tự nhiên kết hợp với việc triển khai các dịch vụ du lịch hiện đại, độc đáo và thân thiện với môi trường.
Trong phương hướng phát triển du lịch của cả tỉnh đến năm 2020, Khánh Hòa xác định tính chất đặc thù, nổi trội về du lịch biển, đảo, với các loại hình và sản phẩm du lịch biển như nghỉ mát, thể thao leo núi, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven bờ, du lịch tàu biển.
Các sản phẩm này đòi hỏi việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên là yêu cầu tiên quyết để tồn tại và phát triển.
Ông Lê Xuân Thân - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói: “Không phải đến lúc này chúng tôi mới nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên trong du lịch. Hàng loạt các cuộc hội thảo khoa học về bảo tồn sự đa dạng sinh học ở vịnh Nha Trang, bảo vệ môi trường đô thị đã được tiến hành, làm cơ sở để đưa ra những hành động cụ thể.”
Chính vì vậy, Khánh Hòa không ngần ngại vay 77 triệu USD của Ngân hàng Thế giới để cải thiện vệ sinh môi trường cho thành phố, dự án này đã triển khai mấy năm qua và sẽ hoàn tất vào năm 2014.
Ngay cả khu du lịch và giải trí Vinpearl Land nằm trên một hòn đảo giữa vịnh Nha Trang, do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, chủ nhân của nó cũng đã hào phóng chi hàng chục tỷ đồng cho việc trồng cây, cải tạo môi trường. Nhiều khu du lịch mới ở vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, dựa trên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã và đang hình thành, nhằm giảm áp lực cho Nha Trang.
Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Mục tiêu đón 3,4 triệu lượt du khách đến nghỉ dưỡng tại đây vào năm 2020 có nhiểu khả năng nằm trong tầm tay nếu Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng vẫn giữ được lời cam kết “Sạch về môi trường, đẹp về văn hóa, hiện đại và độc đáo” trên cái nền cảnh quan của vùng đất tươi đẹp, được thiên nhiên ban tặng./.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)