Ngày 29/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Dave Ulrich, hiện là giáo sư của Đại học Michigan (Hoa Kỳ) nhận định Việt Nam với vị trí là một trong số 11 quốc gia mới nổi, hơn bao giờ hết cần phải đặt ra câu hỏi “Lợi thế cạnh tranh của quốc gia sẽ đến từ những nguồn nào?” để có thể hoạch định một chiến lược phát triển hiệu quả.
Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Tư duy lại nhân lực và nhân tài,” ông cho rằng, trong bối cảnh này, vấn đề nhân lực và nhân tài chính là nguồn “tài nguyên” quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp bên cạnh các lợi thế khác như chiến lược tài chính, công nghệ…
Giáo sư Dave Ulrich, người được coi là bậc thầy thế giới về lĩnh vực nhân sự, một trong những bộ óc quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới, người được tặng giải Nobel Colloquia, đã chủ trì cuộc hội thảo quốc tế do trường doanh nhân PACE tổ chức.
Ông đánh giá cao những thành tựu trong công cuộc “đổi mới” tại Việt Nam, với những con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế, nền chính trị ổn định, về con người Việt Nam ham học hỏi, mến khách.
Giáo sư đã giới thiệu lý thuyết của mình về nhân lực và nhân tài, đồng thời trình bày những xu hướng toàn cầu, những tư duy mới nhất về nhân lực, nhân tài, về lãnh đạo và về văn hóa tổ chức của ông, đồng thời chia sẻ quan điểm của mình về phát triển nhân lực và nhân tài ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam; đưa ra góc nhìn về nhân lực và nhân tài ở cả góc độ vi mô của các doanh nghiệp lẫn góc nhìn vĩ mô của nền kinh tế.
Giáo sư cho rằng cần định nghĩa lại nhân lực và nhân tài, làm thế nào để xác định đúng và khơi dậy được nguồn tài nguyên này, làm thế nào để đầu tư đúng và đo lường được hiệu quả của việc đầu tư cho yếu tố vô hình này và đưa ra những nhận định để trả lời các câu hỏi trên.
Ông Dave Ulrich đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà lãnh đạo trong chiến lược đánh thức nguồn tài nguyên nhân lực và nhân tài. Theo ông, tổ chức cần nhiều năng lực lãnh đạo hơn là vị trí lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo chỉ có thể tạo được thương hiệu lãnh đạo từ khả năng biến những mong mỏi, kỳ vọng của xã hội thành những hoạt động cụ thể trong chính tổ chức của mình.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhấn mạnh ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, trong thời gian qua Việt Nam đã chú trọng đến công tác đào tạo, gắn kết đào tạo nhân lực với nhu cầu thị trường.
Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông đánh giá cao cuộc hội thảo, cho rằng đây là hoạt động mang tính ngoại giao tri thức đầy ý nghĩa, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một địa điểm tiếp nhận và lan tỏa tri thức /.
Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Tư duy lại nhân lực và nhân tài,” ông cho rằng, trong bối cảnh này, vấn đề nhân lực và nhân tài chính là nguồn “tài nguyên” quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp bên cạnh các lợi thế khác như chiến lược tài chính, công nghệ…
Giáo sư Dave Ulrich, người được coi là bậc thầy thế giới về lĩnh vực nhân sự, một trong những bộ óc quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới, người được tặng giải Nobel Colloquia, đã chủ trì cuộc hội thảo quốc tế do trường doanh nhân PACE tổ chức.
Ông đánh giá cao những thành tựu trong công cuộc “đổi mới” tại Việt Nam, với những con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế, nền chính trị ổn định, về con người Việt Nam ham học hỏi, mến khách.
Giáo sư đã giới thiệu lý thuyết của mình về nhân lực và nhân tài, đồng thời trình bày những xu hướng toàn cầu, những tư duy mới nhất về nhân lực, nhân tài, về lãnh đạo và về văn hóa tổ chức của ông, đồng thời chia sẻ quan điểm của mình về phát triển nhân lực và nhân tài ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam; đưa ra góc nhìn về nhân lực và nhân tài ở cả góc độ vi mô của các doanh nghiệp lẫn góc nhìn vĩ mô của nền kinh tế.
Giáo sư cho rằng cần định nghĩa lại nhân lực và nhân tài, làm thế nào để xác định đúng và khơi dậy được nguồn tài nguyên này, làm thế nào để đầu tư đúng và đo lường được hiệu quả của việc đầu tư cho yếu tố vô hình này và đưa ra những nhận định để trả lời các câu hỏi trên.
Ông Dave Ulrich đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà lãnh đạo trong chiến lược đánh thức nguồn tài nguyên nhân lực và nhân tài. Theo ông, tổ chức cần nhiều năng lực lãnh đạo hơn là vị trí lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo chỉ có thể tạo được thương hiệu lãnh đạo từ khả năng biến những mong mỏi, kỳ vọng của xã hội thành những hoạt động cụ thể trong chính tổ chức của mình.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhấn mạnh ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, trong thời gian qua Việt Nam đã chú trọng đến công tác đào tạo, gắn kết đào tạo nhân lực với nhu cầu thị trường.
Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông đánh giá cao cuộc hội thảo, cho rằng đây là hoạt động mang tính ngoại giao tri thức đầy ý nghĩa, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một địa điểm tiếp nhận và lan tỏa tri thức /.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)