Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16/6 cho biết sẽ xem xét lại chính sách Viện trợ phát triển chính thức (ODA) sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) kêu gọi nước này tăng nguồn viện trợ ODA để trở lại là một trong những nước cung cấp ODA lớn nhất thế giới.
Trong một báo cáo về chính sách thực hiện ODA của Nhật Bản được công bố cùng ngày, Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD cho biết Tokyo đã nâng cao chất lượng viện trợ của mình so với trước đây nhưng lại giảm về quy mô và số lượng.
DAC cũng chỉ ra rằng toàn bộ ngân sách viện trợ ODA của Nhật Bản trong năm 2009 vào khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương với 0,18% tổng thu nhập quốc dân (GNP).
Tuy nhiên, con số này đã giảm 0,19% so với năm 2008 và kém xa chỉ tiêu 0,7% GNP do Liên hợp quốc đề ra.
Do vậy, DAC kêu gọi Nhật Bản cần thay đổi chính sách ODA để giành lại vị trí trước đây với tư cách là một nhà tài trợ hàng đầu thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng Tokyo cần tạo ra những tiến triển như việc không gắn viện trợ kèm với các loại hàng hóa và dịch vụ của nước này để đảm bảo tối đa nguồn lợi cho nước nhận viện trợ.
Bình luận về báo cáo của DAC, Trợ lý Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima cho rằng nhiều đề xuất của DAC đã được bộ này nghiên cứu từ trước, đồng thời tuyên bố "Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ xem xét lại chính sách ODA" trong báo cáo mới nhất./.
Trong một báo cáo về chính sách thực hiện ODA của Nhật Bản được công bố cùng ngày, Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD cho biết Tokyo đã nâng cao chất lượng viện trợ của mình so với trước đây nhưng lại giảm về quy mô và số lượng.
DAC cũng chỉ ra rằng toàn bộ ngân sách viện trợ ODA của Nhật Bản trong năm 2009 vào khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương với 0,18% tổng thu nhập quốc dân (GNP).
Tuy nhiên, con số này đã giảm 0,19% so với năm 2008 và kém xa chỉ tiêu 0,7% GNP do Liên hợp quốc đề ra.
Do vậy, DAC kêu gọi Nhật Bản cần thay đổi chính sách ODA để giành lại vị trí trước đây với tư cách là một nhà tài trợ hàng đầu thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng Tokyo cần tạo ra những tiến triển như việc không gắn viện trợ kèm với các loại hàng hóa và dịch vụ của nước này để đảm bảo tối đa nguồn lợi cho nước nhận viện trợ.
Bình luận về báo cáo của DAC, Trợ lý Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima cho rằng nhiều đề xuất của DAC đã được bộ này nghiên cứu từ trước, đồng thời tuyên bố "Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ xem xét lại chính sách ODA" trong báo cáo mới nhất./.
(TTXVN/Vietnam+)