Các chính đảng ở Nhật Bản ngày 4/7 đã chính thức bước vào chiến dịch tranh cử hướng đến cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.
Cuộc bầu cử Thượng viện lần này sẽ là một phép thử quan trọng đối với vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe sau hơn 7 tháng cầm quyền.
Thủ tướng Abe, đồng thời là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), xác định mục tiêu nắm quyền kiểm soát Thượng viện từ tay các đảng đối lập trong cuộc bầu cử ngày 21/7 tới nhằm củng cố quyền lực trước khi thực hiện các mục tiêu và chính sách then chốt như tái sinh nền kinh tế Nhật Bản và sửa đổi bản Hiến pháp hoà bình.
Trong khi đó, phe đối lập đang vất vả nhằm hạ thấp tỷ lệ ủng hộ hiện đang ở mức cao của công chúng Nhật Bản dành cho chính quyền của Thủ tướng Abe kể từ khi LDP giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi cuối năm ngoái.
Cuộc bầu cử lần này có khoảng 430 ứng cử viên tham gia cuộc đua vào 121 ghế. Theo thông lệ, một nửa trong số 242 ghế tại Thượng viện sẽ được bầu lại sau 3 năm.
[Ứng viên LDP ủng hộ sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản]
LDP và đối tác trong liên minh, đảng Công minh Mới (NKP), cần giành thắng lợi với tổng số 63 ghế để đảm bảo một đa số tối thiểu trong khi liên minh này đã có sẵn trong tay 59 ghế không phải bầu lại.
Liên minh cầm quyền hiện có một đa số áp đảo tại Hạ viện đầy quyền lực. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát đối với Thượng viện khiến chính quyền Abe khó xúc tiến chương trình nghị sự chính sách tại quốc hội.
Ông Abe buộc phải rời ghế thủ tướng hồi năm 2007 trong bối cảnh chính trường Nhật Bản lâm vào thế bế tắc tại một quốc hội bị chia rẽ khiến do thất bại của LDP trong cuộc bầu cử Thượng viện năm đó.
Các chính sách kinh tế của ông - còn được gọi là “Abenomics”, nhằm đưa kinh tế Nhật Bản thoát khỏi hai thập kỷ giảm phát trở về với mức lạm phát nhẹ, sẽ là một trong những tiêu điểm của dư luận trong cuộc bầu cử lần này.
Thủ tướng Abe đã coi sự phục hồi ở thị trường chứng khoán Nhật Bản là bằng chứng cho thấy các chính sách của ông đang phát huy tác dụng. Trong khi đó, các đảng đối lập lại bày tỏ lo ngại về những mặt trái của Abenomics như giá cả tăng cao vào thời điểm các công ty Nhật thực hiện chế độ tăng lương.
Lãnh đạo các chính đảng sẽ xuống đường trong ngày hôm nay để lôi kéo cử tri bỏ phiếu, khởi đầu cho giai đoạn tranh cử quyết liệt kéo dài 17 ngày.
Ông Abe dự kiến sẽ có bài diễn thuyết tại tỉnh Fukushima vào sáng cùng ngày, nơi mà ông luôn nhấn mạnh đến những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản tái thiết vùng Đông Bắc nước này sau thảm hoạ kép hồi tháng 3/2011 kéo theo sự cố rỏ rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Trong cuộc bầu cử lần này, lần đầu tiên các ứng cử viên và chính đảng được phép vận động tranh cử qua thư điện tử và mạng xã hội sau khi Quốc hội nước này dỡ bỏ lệnh cấm tranh cử hồi tháng 4/2013 với nỗ lực xua tan tâm trạng thờ ơ của người dân đối với đời sống chính trị, đặc biệt là giới trẻ Nhật Bản./.
Cuộc bầu cử Thượng viện lần này sẽ là một phép thử quan trọng đối với vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe sau hơn 7 tháng cầm quyền.
Thủ tướng Abe, đồng thời là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), xác định mục tiêu nắm quyền kiểm soát Thượng viện từ tay các đảng đối lập trong cuộc bầu cử ngày 21/7 tới nhằm củng cố quyền lực trước khi thực hiện các mục tiêu và chính sách then chốt như tái sinh nền kinh tế Nhật Bản và sửa đổi bản Hiến pháp hoà bình.
Trong khi đó, phe đối lập đang vất vả nhằm hạ thấp tỷ lệ ủng hộ hiện đang ở mức cao của công chúng Nhật Bản dành cho chính quyền của Thủ tướng Abe kể từ khi LDP giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi cuối năm ngoái.
Cuộc bầu cử lần này có khoảng 430 ứng cử viên tham gia cuộc đua vào 121 ghế. Theo thông lệ, một nửa trong số 242 ghế tại Thượng viện sẽ được bầu lại sau 3 năm.
[Ứng viên LDP ủng hộ sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản]
LDP và đối tác trong liên minh, đảng Công minh Mới (NKP), cần giành thắng lợi với tổng số 63 ghế để đảm bảo một đa số tối thiểu trong khi liên minh này đã có sẵn trong tay 59 ghế không phải bầu lại.
Liên minh cầm quyền hiện có một đa số áp đảo tại Hạ viện đầy quyền lực. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát đối với Thượng viện khiến chính quyền Abe khó xúc tiến chương trình nghị sự chính sách tại quốc hội.
Ông Abe buộc phải rời ghế thủ tướng hồi năm 2007 trong bối cảnh chính trường Nhật Bản lâm vào thế bế tắc tại một quốc hội bị chia rẽ khiến do thất bại của LDP trong cuộc bầu cử Thượng viện năm đó.
Các chính sách kinh tế của ông - còn được gọi là “Abenomics”, nhằm đưa kinh tế Nhật Bản thoát khỏi hai thập kỷ giảm phát trở về với mức lạm phát nhẹ, sẽ là một trong những tiêu điểm của dư luận trong cuộc bầu cử lần này.
Thủ tướng Abe đã coi sự phục hồi ở thị trường chứng khoán Nhật Bản là bằng chứng cho thấy các chính sách của ông đang phát huy tác dụng. Trong khi đó, các đảng đối lập lại bày tỏ lo ngại về những mặt trái của Abenomics như giá cả tăng cao vào thời điểm các công ty Nhật thực hiện chế độ tăng lương.
Lãnh đạo các chính đảng sẽ xuống đường trong ngày hôm nay để lôi kéo cử tri bỏ phiếu, khởi đầu cho giai đoạn tranh cử quyết liệt kéo dài 17 ngày.
Ông Abe dự kiến sẽ có bài diễn thuyết tại tỉnh Fukushima vào sáng cùng ngày, nơi mà ông luôn nhấn mạnh đến những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản tái thiết vùng Đông Bắc nước này sau thảm hoạ kép hồi tháng 3/2011 kéo theo sự cố rỏ rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Trong cuộc bầu cử lần này, lần đầu tiên các ứng cử viên và chính đảng được phép vận động tranh cử qua thư điện tử và mạng xã hội sau khi Quốc hội nước này dỡ bỏ lệnh cấm tranh cử hồi tháng 4/2013 với nỗ lực xua tan tâm trạng thờ ơ của người dân đối với đời sống chính trị, đặc biệt là giới trẻ Nhật Bản./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)