Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda nói rằng nước này sẵn sàng tiếp tục can thiệp vào các thị trường nhằm kìm hãm đà leo thang của giá đồng yen, bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về cuộc đua giảm giá đồng nội trệ trên toàn cầu để hỗ trợ xuất khẩu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo cuối tuần qua, sau khi giá yen tăng lên 82,11 yen/USD, mức cao nhất trong 15 năm qua, Bộ trưởng Noda nói: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường. Về cơ bản, chúng tôi vẫn giữ lập trường tiến hành các bước đi mang tính quyết định, trong đó có biện pháp can thiệp nếu thấy cần thiết, vào bất kể thời điểm nào kể cả trước và hay sau cuộc họp sắp tới của Nhóm G7 ở Washington."
Giới quan sát cho rằng tuyên bố của ông Noda là để ngăn chặn những đồn đoán của giới thị trường rằng Nhật Bản sẽ không can thiệp vào các thị trường trước khi diễn ra các cuộc hội đàm ở Washington cuối tuần này giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G7.
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ 187 nền kinh tế trên thế giới cũng sẽ tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giữa những cảnh báo rằng các chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay ở nhiều nước có thể nhấn chìm đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Bất kỳ một động thái can thiệp nào nữa của Nhật Bản vào thị trường ngoại hối có thể "chọc giận" các đối tác của Tokyo trong G7, sau khi sự can thiệp đầu tiên trong sáu năm qua của Nhật Bản đã bị giới chính trị ở Washington và châu Âu chỉ trích gay gắt hồi tháng trước.
Các nhà phân tích nhận định với các mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lãi đáng kể hiện nay, Nhật Bản cảm thấy chưa thực sự cần thiết phải hạ giá đồng yen để thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng yen mạnh gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước vì nó làm giảm tính cạnh tranh cũng như "bào mòn" lợi nhuận ở nước ngoài chuyển về nước của các công ty Nhật Bản, đe dọa đà tăng trưởng vốn rất mong mạnh của nước này.
Trong khi đó, giới thị trường ngày càng đoàn đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm thêm tiền để thúc đẩy kinh tế, làm giảm giá trị đồng USD và gây thêm áp lực lên Tokyo./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo cuối tuần qua, sau khi giá yen tăng lên 82,11 yen/USD, mức cao nhất trong 15 năm qua, Bộ trưởng Noda nói: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường. Về cơ bản, chúng tôi vẫn giữ lập trường tiến hành các bước đi mang tính quyết định, trong đó có biện pháp can thiệp nếu thấy cần thiết, vào bất kể thời điểm nào kể cả trước và hay sau cuộc họp sắp tới của Nhóm G7 ở Washington."
Giới quan sát cho rằng tuyên bố của ông Noda là để ngăn chặn những đồn đoán của giới thị trường rằng Nhật Bản sẽ không can thiệp vào các thị trường trước khi diễn ra các cuộc hội đàm ở Washington cuối tuần này giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G7.
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ 187 nền kinh tế trên thế giới cũng sẽ tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giữa những cảnh báo rằng các chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay ở nhiều nước có thể nhấn chìm đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Bất kỳ một động thái can thiệp nào nữa của Nhật Bản vào thị trường ngoại hối có thể "chọc giận" các đối tác của Tokyo trong G7, sau khi sự can thiệp đầu tiên trong sáu năm qua của Nhật Bản đã bị giới chính trị ở Washington và châu Âu chỉ trích gay gắt hồi tháng trước.
Các nhà phân tích nhận định với các mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lãi đáng kể hiện nay, Nhật Bản cảm thấy chưa thực sự cần thiết phải hạ giá đồng yen để thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng yen mạnh gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước vì nó làm giảm tính cạnh tranh cũng như "bào mòn" lợi nhuận ở nước ngoài chuyển về nước của các công ty Nhật Bản, đe dọa đà tăng trưởng vốn rất mong mạnh của nước này.
Trong khi đó, giới thị trường ngày càng đoàn đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm thêm tiền để thúc đẩy kinh tế, làm giảm giá trị đồng USD và gây thêm áp lực lên Tokyo./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)