“Ngày thứ Sáu đen tối” 11/3 vừa qua ở Nhật Bản sẽ là sự kiện không thể nào quên đối với người dân đất nước “Mặt trời mọc” cũng như toàn thế giới.
Sau thảm họa động đất, sóng thần và cả khủng hoảng an toàn hạt nhân, Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức lớn về kinh tế.
Tuy nhiên, có nhiều cơ sở để lạc quan rằng với bản lĩnh và ý chí kiên cường vốn có, người dân Nhật Bản sẽ vươn lên từ đống tro tàn đổ nát và Mặt Trời sẽ vẫn mọc trên quốc đảo này.
Với thảm họa vừa qua, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều ngành sản xuất trụ cột của Nhật Bản bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí buộc phải tạm ngừng sản xuất.
Trận động đất và sóng thần đã “gần như quét sạch” các doanh nghiệp ở vùng Đông Bắc Nhật Bản - khu vực sản xuất sản phẩm công nghệ mới quan trọng như linh kiện điện tử, chip của thế giới.
Ước tính, trận động đất có thể gây thiệt hại cho Nhật Bản khoảng 180 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với mức thiệt hại mà trận động đất ở Kobe năm 1995 gây ra (khoảng 115 tỷ USD). GDP của nền kinh tế thứ ba thế giới theo đó cũng sẽ bị giảm khoảng 1%. Giới chuyên gia dự báo phải mất ít nhất 4 hoặc 5 năm nữa Nhật Bản mới có thể phục hồi sau cơn chấn động vừa qua.
Thảm họa ở Nhật Bản diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn của các nền kinh tế lớn trên con đường phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù trận động đất - sóng thần vừa qua không thể đẩy thế giới vào cuộc suy thoái thứ hai, song thảm họa đó có thể mở đường cho một sự suy giảm kinh tế trong tương lai.
Hiện phần lớn các nguồn cung cấp năng lượng của thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng rối loạn ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi chiếm hơn 1/3 sản lượng dầu mỏ của thế giới. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản sẽ làm gia tăng nhu cầu xăng dầu ở nước này trong bối cảnh giới kinh doanh năng lượng Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn về nguồn cung cấp.
Đại thảm họa đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn, song các chuyên gia nhận định rằng người Nhật Bản có thể lạc quan hướng tới tương lai. Lịch sử đất nước Mặt Trời mọc đã chứng minh rằng trong gian khổ, khó khăn, người Nhật Bản luôn thể hiện ý chí vươn lên đáng khâm phục. Chính những thảm họa đó lại trở thành động lực để họ vươn lên tự khẳng định mình.
Kobe, sau trận động đất khủng khiếp năm 1995, giờ đã trở thành một thành phố sầm uất, nhộn nhịp và phát triển. Hiroshima và Nagasaki, sau thảm họa hạt nhân năm 1945, hiện đang mang một diện mạo hoàn toàn mới, không còn dấu vết của sự đổ nát hay sự phát triển trì trệ.
Sau trận siêu động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân vừa xảy ra, người ta vẫn thấy tính kỷ luật, sự bình tĩnh và tinh thần bảo vệ cuộc sống bằng mọi giá trong chính phủ và cả người dân "xứ sở hoa anh đào" . Vì thế, không quá lạc quan khi nhận định rằng thảm họa vừa qua sẽ là một cơ hội để Nhật Bản bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Chính Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã khẳng định rằng “xứ sở hoa anh đào” vẫn có đủ tiềm lực tài chính để khôi phục kinh tế sau thảm họa trên. Trong những ngày qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã liên tiếp “bơm” một lượng tiền kỷ lục vào các thị trường tài chính và tiền tệ để ổn định tình hình.
Giữa lúc tình trạng nợ công của Nhật Bản đang ở mức cao (khoảng 200% GDP), quyết định trên được coi là bước đi can đảm và đúng đắn nhằm khắc phục hậu quả của thảm họa kép vừa qua.
Và một điều quan trọng không kém là sự “kề vai sát cánh” của cộng đồng quốc tế. Nhân dân ở nhiều nơi trên thế giới đang sẵn sàng chung tay cùng nước Nhật khắc phục hậu quả thiên tai và gây dựng lại những gì đã mất.
Có lẽ những gì xảy ra chỉ là một bước lùi nhỏ đối với đất nước Mặt Trời mọc. Với một chương trình tái thiết đúng hướng của Chính phủ Nhật Bản và ý chí và nghị lực kiên cường của người dân, sẽ không ngạc nhiên khi sau một thời gian không xa nữa, chúng ta lại được chứng kiến một đất nước Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn nhiều so với trước khi xảy ra thảm họa./.
Sau thảm họa động đất, sóng thần và cả khủng hoảng an toàn hạt nhân, Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức lớn về kinh tế.
Tuy nhiên, có nhiều cơ sở để lạc quan rằng với bản lĩnh và ý chí kiên cường vốn có, người dân Nhật Bản sẽ vươn lên từ đống tro tàn đổ nát và Mặt Trời sẽ vẫn mọc trên quốc đảo này.
Với thảm họa vừa qua, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều ngành sản xuất trụ cột của Nhật Bản bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí buộc phải tạm ngừng sản xuất.
Trận động đất và sóng thần đã “gần như quét sạch” các doanh nghiệp ở vùng Đông Bắc Nhật Bản - khu vực sản xuất sản phẩm công nghệ mới quan trọng như linh kiện điện tử, chip của thế giới.
Ước tính, trận động đất có thể gây thiệt hại cho Nhật Bản khoảng 180 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với mức thiệt hại mà trận động đất ở Kobe năm 1995 gây ra (khoảng 115 tỷ USD). GDP của nền kinh tế thứ ba thế giới theo đó cũng sẽ bị giảm khoảng 1%. Giới chuyên gia dự báo phải mất ít nhất 4 hoặc 5 năm nữa Nhật Bản mới có thể phục hồi sau cơn chấn động vừa qua.
Thảm họa ở Nhật Bản diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn của các nền kinh tế lớn trên con đường phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù trận động đất - sóng thần vừa qua không thể đẩy thế giới vào cuộc suy thoái thứ hai, song thảm họa đó có thể mở đường cho một sự suy giảm kinh tế trong tương lai.
Hiện phần lớn các nguồn cung cấp năng lượng của thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng rối loạn ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi chiếm hơn 1/3 sản lượng dầu mỏ của thế giới. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản sẽ làm gia tăng nhu cầu xăng dầu ở nước này trong bối cảnh giới kinh doanh năng lượng Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn về nguồn cung cấp.
Đại thảm họa đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn, song các chuyên gia nhận định rằng người Nhật Bản có thể lạc quan hướng tới tương lai. Lịch sử đất nước Mặt Trời mọc đã chứng minh rằng trong gian khổ, khó khăn, người Nhật Bản luôn thể hiện ý chí vươn lên đáng khâm phục. Chính những thảm họa đó lại trở thành động lực để họ vươn lên tự khẳng định mình.
Kobe, sau trận động đất khủng khiếp năm 1995, giờ đã trở thành một thành phố sầm uất, nhộn nhịp và phát triển. Hiroshima và Nagasaki, sau thảm họa hạt nhân năm 1945, hiện đang mang một diện mạo hoàn toàn mới, không còn dấu vết của sự đổ nát hay sự phát triển trì trệ.
Sau trận siêu động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân vừa xảy ra, người ta vẫn thấy tính kỷ luật, sự bình tĩnh và tinh thần bảo vệ cuộc sống bằng mọi giá trong chính phủ và cả người dân "xứ sở hoa anh đào" . Vì thế, không quá lạc quan khi nhận định rằng thảm họa vừa qua sẽ là một cơ hội để Nhật Bản bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Chính Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã khẳng định rằng “xứ sở hoa anh đào” vẫn có đủ tiềm lực tài chính để khôi phục kinh tế sau thảm họa trên. Trong những ngày qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã liên tiếp “bơm” một lượng tiền kỷ lục vào các thị trường tài chính và tiền tệ để ổn định tình hình.
Giữa lúc tình trạng nợ công của Nhật Bản đang ở mức cao (khoảng 200% GDP), quyết định trên được coi là bước đi can đảm và đúng đắn nhằm khắc phục hậu quả của thảm họa kép vừa qua.
Và một điều quan trọng không kém là sự “kề vai sát cánh” của cộng đồng quốc tế. Nhân dân ở nhiều nơi trên thế giới đang sẵn sàng chung tay cùng nước Nhật khắc phục hậu quả thiên tai và gây dựng lại những gì đã mất.
Có lẽ những gì xảy ra chỉ là một bước lùi nhỏ đối với đất nước Mặt Trời mọc. Với một chương trình tái thiết đúng hướng của Chính phủ Nhật Bản và ý chí và nghị lực kiên cường của người dân, sẽ không ngạc nhiên khi sau một thời gian không xa nữa, chúng ta lại được chứng kiến một đất nước Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn nhiều so với trước khi xảy ra thảm họa./.
Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)