Theo hãng thống tấn Kyodo, lò phản ứng hạt nhân thương mại cuối cùng của Nhật Bản đã ngừng hoạt động vào tối 5/5 theo lịch kiểm tra định kỳ.
Đây là đêm đầu tiên mà Nhật Bản không có dòng điện hạt nhân nào sản sinh trong suốt 42 năm qua kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1 cách đây 14 tháng.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về tình trạng thiếu điện trong mùa Hè tới ở Nhật Bản và những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp nước này do tình trạng thiếu điện năng gây ra.
[Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng]
Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda đang nỗ lực thuyết phục người dân, vốn lo ngại về tính an toàn của năng lượng hạt nhân, ủng hộ kế hoạch nối lại hoạt động sản xuất điện hạt nhân.
Công ty điện lực Hokkaido (HEPCO) đã bắt đầu dừng sản xuất điện năng tại tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Tomari thuộc tỉnh này vào hồi 11 giờ tối 5/5. Đến 4 giờ sáng 6/5, lò phản ứng ngừng hoạt động hoàn toàn.
Kể từ sau thảm hoạt động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tấn công Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 gây rò rỉ phóng xạ, sơ tán người dân trên diện rộng và làm dấy lên quan ngại của công chúng về tính an toàn của điện hạt nhân, không có một lò phản ứng nào tạm ngừng để kiểm tra định kỳ được hoạt động trở lại.
Chính phủ đang cố gắng tái khởi động hai lò phản ứng tại nhà máy điện Oi ở tỉnh Fukui nhằm giải quyết nhu cầu điện năng ở vùng Tây Nhật Bản. Tuy nhiên, nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ đối với việc này ít có triển vọng sau sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong vòng 25 năm qua ở nước này.
Tính đến cuối tài khoá 2010, kết thúc vào tháng 3/2011, sản lượng điện nguyên tử chiếm với 26,4% tổng điện năng cung ứng trên toàn nước Nhật.
Ngay trước cuộc khủng hoảng Fukushima, hơn 30 lò phản ứng trên cả nước còn hoạt động. Sau sự cố ở Fukushima 1, các nhà máy điện hạt nhân vốn là sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này bị buộc phải chuyển sang sản xuất nhiệt điện để duy trì nguồn cung điện năng cho các nhà máy, văn phòng và các hộ gia đình.
Việc mua dầu và khí hoá lỏng khiến chi phí nhiên liệu của các nhà máy điện đội lên và có thể khiến giá điện tăng vọt.
Chủ tịch Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (JBF), tổ chức vận động hành lang kinh doanh lớn nhất nước, Hiromasa Yonekura, bày tỏ quan ngại về các tác động của việc đình chỉ năng lượng hạt nhân đối với các hoạt động kinh tế. Ông cho biết: “Nền kinh tế Nhật Bản có thể sụp đổ chừng nào các lò phản ứng hạt nhân chưa được tái kích hoạt." Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Sắt Thép Nhật Bản (JISF), Eiji Hayashida, cũng yêu cầu nối lại năng lượng hạt nhân và khẳng định điện hạt nhân là vô cùng thiết yếu để duy trì hoạt động kinh tế.
Lần gần đây nhất mà các lò phản ứng thương mại ngừng hoạt động hoàn toàn là vào khoảng thời gian 30/4-4/5/1970, chỉ 4 năm sau khi hoạt động sản xuất điện hạt nhân thương mại bắt đầu ở Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Nhật Bản chỉ có hai lò phản ứng – một ở Nhà máy điện Tokai của Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPCO) ở tỉnh Ibaraki và một lò khác ở nhà máy Tsuruga, cũng của JAPCO, ở tỉnh Fukui.
Nhật Bản hiện nay có tới 50 lò phản ứng thương mại, giảm so với 54 lò phản ứng sau khi 4 lò phản ứng ở Nhà máy điện Fukushima số 1 bị tuyên bố huỷ bỏ sau sự cố hạt nhân.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Noda và Nội các Nhật Bản nhận định việc nối lại hoạt động của lò phản ứng số 3 và 4 tại Nhà máy điện Oi nằm ở vùng duyên hải biển Nhật Bản là cần thiết, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định cho những tháng Hè nóng nực của năm nay.
Bộ trưởng Công nghiệp Yukio Edano, phụ trách giám sát các công ty điện lực, đã tính đến khả năng sẽ phải tiến hành cắt điện luân phiên nếu không có điện hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản, cùng với các công ty điện lực, từng đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân nhờ tính hiệu quả của nó và cho rằng các nhà máy điện có thể góp phần ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu vì chúng không thải ra carbon dioxide trong quá trình sản xuất.
Giờ đây, Tokyo đang phải tính đến hỗn hợp các loại năng lượng mới sau sự cố hạt nhân, từ bỏ kế hoạch trước đó của nước này là tăng cường sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, chiếm 50% tổng điện năng cung cấp toàn quốc trong tài khoá 2030.
Sau sự cố tại nhà máy Fukushima 1, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, Chính phủ nước này đã ban bố các giải pháp an toàn cần phải thực hiện tại toàn bộ các lò phản ứng trên cả nước.
Ngoài ra, cựu Thủ tướng Naoto Kan hồi tháng 5/2011 đã yêu cầu Công ty điện lực Chubu (CEPCO) ngừng hoạt động của Nhà máy điện Hamaoka ở tỉnh Shizuoka do lo ngại một trận động đất lớn dự báo có nguy cơ xảy ra ở khu vực này trong tương lai.
Vào tháng 7/2011, Chính quyền của ông Kan cũng yêu cầu tiến hành các “thử nghiệm áp lực” nhằm kiểm tra khả năng chịu động đất và sóng thần của các lò phản ứng.
Theo chế độ sát hạch này, các lò phản ứng trong thời gian kiểm tra định kỳ không thể được tái khởi động lại trừ khi chúng trải qua các cuộc thử nghiệm áp lực vòng thứ nhất. Kết quả sát hạch đối với lò phản ứng số 3 và 4 của Nhà máy Oi của KEPCO được cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật Bản đánh giá đạt yêu cầu và trở thành điển hình đầu tiên cho nỗ lực tái khởi động các lò đã qua kiểm tra định kỳ.
Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương gần nhà máy điện Oi, như Tỉnh trưởng Kyoto và Shiga cũng như Thị trưởng Osaka đều lên tiếng quan ngại về việc nối lại các lò phản ứng này.
Cuộc điều tra mới đây do hãng thông tấn Kyodo tiến hành cho thấy 59,5% người dân phản đối tái khởi động các lò phản ứng ở Oi trong khi chỉ có 26,7% ủng hộ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì trạng thái không có điện hạt nhân đến bao giờ. Chỉ biết rằng Thủ tướng Noda và ba bộ trưởng liên quan sẽ phải đưa ra quyết định chính thức về việc có tái khởi động các lò phản ứng ở Oi hay không sau khi tiếp thu ý kiến của chính quyền các địa phương và người dân Nhật Bản./.
Đây là đêm đầu tiên mà Nhật Bản không có dòng điện hạt nhân nào sản sinh trong suốt 42 năm qua kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1 cách đây 14 tháng.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về tình trạng thiếu điện trong mùa Hè tới ở Nhật Bản và những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp nước này do tình trạng thiếu điện năng gây ra.
[Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng]
Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda đang nỗ lực thuyết phục người dân, vốn lo ngại về tính an toàn của năng lượng hạt nhân, ủng hộ kế hoạch nối lại hoạt động sản xuất điện hạt nhân.
Công ty điện lực Hokkaido (HEPCO) đã bắt đầu dừng sản xuất điện năng tại tổ máy số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Tomari thuộc tỉnh này vào hồi 11 giờ tối 5/5. Đến 4 giờ sáng 6/5, lò phản ứng ngừng hoạt động hoàn toàn.
Kể từ sau thảm hoạt động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tấn công Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 gây rò rỉ phóng xạ, sơ tán người dân trên diện rộng và làm dấy lên quan ngại của công chúng về tính an toàn của điện hạt nhân, không có một lò phản ứng nào tạm ngừng để kiểm tra định kỳ được hoạt động trở lại.
Chính phủ đang cố gắng tái khởi động hai lò phản ứng tại nhà máy điện Oi ở tỉnh Fukui nhằm giải quyết nhu cầu điện năng ở vùng Tây Nhật Bản. Tuy nhiên, nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ đối với việc này ít có triển vọng sau sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong vòng 25 năm qua ở nước này.
Tính đến cuối tài khoá 2010, kết thúc vào tháng 3/2011, sản lượng điện nguyên tử chiếm với 26,4% tổng điện năng cung ứng trên toàn nước Nhật.
Ngay trước cuộc khủng hoảng Fukushima, hơn 30 lò phản ứng trên cả nước còn hoạt động. Sau sự cố ở Fukushima 1, các nhà máy điện hạt nhân vốn là sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này bị buộc phải chuyển sang sản xuất nhiệt điện để duy trì nguồn cung điện năng cho các nhà máy, văn phòng và các hộ gia đình.
Việc mua dầu và khí hoá lỏng khiến chi phí nhiên liệu của các nhà máy điện đội lên và có thể khiến giá điện tăng vọt.
Chủ tịch Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (JBF), tổ chức vận động hành lang kinh doanh lớn nhất nước, Hiromasa Yonekura, bày tỏ quan ngại về các tác động của việc đình chỉ năng lượng hạt nhân đối với các hoạt động kinh tế. Ông cho biết: “Nền kinh tế Nhật Bản có thể sụp đổ chừng nào các lò phản ứng hạt nhân chưa được tái kích hoạt." Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Sắt Thép Nhật Bản (JISF), Eiji Hayashida, cũng yêu cầu nối lại năng lượng hạt nhân và khẳng định điện hạt nhân là vô cùng thiết yếu để duy trì hoạt động kinh tế.
Lần gần đây nhất mà các lò phản ứng thương mại ngừng hoạt động hoàn toàn là vào khoảng thời gian 30/4-4/5/1970, chỉ 4 năm sau khi hoạt động sản xuất điện hạt nhân thương mại bắt đầu ở Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Nhật Bản chỉ có hai lò phản ứng – một ở Nhà máy điện Tokai của Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPCO) ở tỉnh Ibaraki và một lò khác ở nhà máy Tsuruga, cũng của JAPCO, ở tỉnh Fukui.
Nhật Bản hiện nay có tới 50 lò phản ứng thương mại, giảm so với 54 lò phản ứng sau khi 4 lò phản ứng ở Nhà máy điện Fukushima số 1 bị tuyên bố huỷ bỏ sau sự cố hạt nhân.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Noda và Nội các Nhật Bản nhận định việc nối lại hoạt động của lò phản ứng số 3 và 4 tại Nhà máy điện Oi nằm ở vùng duyên hải biển Nhật Bản là cần thiết, giúp đảm bảo nguồn cung ổn định cho những tháng Hè nóng nực của năm nay.
Bộ trưởng Công nghiệp Yukio Edano, phụ trách giám sát các công ty điện lực, đã tính đến khả năng sẽ phải tiến hành cắt điện luân phiên nếu không có điện hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản, cùng với các công ty điện lực, từng đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân nhờ tính hiệu quả của nó và cho rằng các nhà máy điện có thể góp phần ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu vì chúng không thải ra carbon dioxide trong quá trình sản xuất.
Giờ đây, Tokyo đang phải tính đến hỗn hợp các loại năng lượng mới sau sự cố hạt nhân, từ bỏ kế hoạch trước đó của nước này là tăng cường sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, chiếm 50% tổng điện năng cung cấp toàn quốc trong tài khoá 2030.
Sau sự cố tại nhà máy Fukushima 1, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, Chính phủ nước này đã ban bố các giải pháp an toàn cần phải thực hiện tại toàn bộ các lò phản ứng trên cả nước.
Ngoài ra, cựu Thủ tướng Naoto Kan hồi tháng 5/2011 đã yêu cầu Công ty điện lực Chubu (CEPCO) ngừng hoạt động của Nhà máy điện Hamaoka ở tỉnh Shizuoka do lo ngại một trận động đất lớn dự báo có nguy cơ xảy ra ở khu vực này trong tương lai.
Vào tháng 7/2011, Chính quyền của ông Kan cũng yêu cầu tiến hành các “thử nghiệm áp lực” nhằm kiểm tra khả năng chịu động đất và sóng thần của các lò phản ứng.
Theo chế độ sát hạch này, các lò phản ứng trong thời gian kiểm tra định kỳ không thể được tái khởi động lại trừ khi chúng trải qua các cuộc thử nghiệm áp lực vòng thứ nhất. Kết quả sát hạch đối với lò phản ứng số 3 và 4 của Nhà máy Oi của KEPCO được cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật Bản đánh giá đạt yêu cầu và trở thành điển hình đầu tiên cho nỗ lực tái khởi động các lò đã qua kiểm tra định kỳ.
Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương gần nhà máy điện Oi, như Tỉnh trưởng Kyoto và Shiga cũng như Thị trưởng Osaka đều lên tiếng quan ngại về việc nối lại các lò phản ứng này.
Cuộc điều tra mới đây do hãng thông tấn Kyodo tiến hành cho thấy 59,5% người dân phản đối tái khởi động các lò phản ứng ở Oi trong khi chỉ có 26,7% ủng hộ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì trạng thái không có điện hạt nhân đến bao giờ. Chỉ biết rằng Thủ tướng Noda và ba bộ trưởng liên quan sẽ phải đưa ra quyết định chính thức về việc có tái khởi động các lò phản ứng ở Oi hay không sau khi tiếp thu ý kiến của chính quyền các địa phương và người dân Nhật Bản./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)