Các nhà khoa học thuộc Bộ giao thông, Viện nghiên cứu khoa học kiến trúc, Đại học Tokyo và Đại học Kyoto của Nhật Bản vừa hợp tác chế tạo thiết bị mô phỏng hiện tượng vòi rồng.
Thiết bị này có đường kính 1,5m, được lắp đặt trên một giá đỡ cao 2,3m và rộng 5m. Tốc độ gió lớn nhất mà thiết bị này tạo ra là từ 15-20 m/giây, tương đương với gió bão cấp F3 của hiện tượng vòi rồng.
Cấp gió của vòi rồng có 5 cấp gồm F1, F2, F3, F4 và F5. Gió cấp F3 tương đương với tốc độ gió từ 252-330 km/h, đủ để cuốn phăng cây cối, xe hơi, nhà cửa và phá hủy kiến trúc kim loại.
Theo các nhà khoa học, mục đích của việc mô phỏng hiện tượng vòi rồng là nhằm giúp cho các công trình kiến trúc tránh bị phá hủy khi gặp thiên tai.
Dự kiến, các nhà khoa học sẽ kiểm nghiệm tính năng của thiết bị này bằng cách xây dựng các kiến trúc nhà cửa phù hợp với mức độ của thiết bị mô phỏng./.
Thiết bị này có đường kính 1,5m, được lắp đặt trên một giá đỡ cao 2,3m và rộng 5m. Tốc độ gió lớn nhất mà thiết bị này tạo ra là từ 15-20 m/giây, tương đương với gió bão cấp F3 của hiện tượng vòi rồng.
Cấp gió của vòi rồng có 5 cấp gồm F1, F2, F3, F4 và F5. Gió cấp F3 tương đương với tốc độ gió từ 252-330 km/h, đủ để cuốn phăng cây cối, xe hơi, nhà cửa và phá hủy kiến trúc kim loại.
Theo các nhà khoa học, mục đích của việc mô phỏng hiện tượng vòi rồng là nhằm giúp cho các công trình kiến trúc tránh bị phá hủy khi gặp thiên tai.
Dự kiến, các nhà khoa học sẽ kiểm nghiệm tính năng của thiết bị này bằng cách xây dựng các kiến trúc nhà cửa phù hợp với mức độ của thiết bị mô phỏng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)