Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 2/6 cho biết trong 5 năm tới, Tokyo sẽ cung cấp 100 tỷ yen (khoảng 1 tỷ USD) nhằm giúp khôi phục hòa bình và ổn định tại khu vực Sahel của châu Phi.
Phát biểu tại Hội nghị Phát triển châu Phi (TICAD) lần thứ 5, diễn ra ở Yokohama, Nhật Bản từ ngày 1-3/6, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Trong bối cảnh các nước châu Phi đang nỗ lực hướng tới tăng trưởng kinh tế nhanh thông qua thương mại và đầu tư, Tokyo sẽ cố gắng giúp châu lục này xây dựng hòa bình nhằm tạo dựng một xã hội nơi người dân cảm thấy an toàn và tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội.”
Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản, Thủ tướng Abe khẳng định hòa bình là “nền tảng cơ bản” cho sự phát triển thịnh vượng, duy trì hòa bình và xây dựng một xã hội an toàn.
Theo ông Abe, số tiền viện trợ 100 tỷ yen nói trên sẽ được dành cho việc xây dựng các hệ thống y tế, giáo dục và thực phẩm mà Tokyo có thế mạnh, đồng thời tăng cường năng lực quản lý, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và tạo công ăn việc làm cho thanh niên.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ đào tạo 2.000 người tham gia công tác duy trì hòa bình và chống chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiếp tục trợ giúp chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia.
Số tiền 100 tỷ yen nói trên nằm trong gói viện trợ mới trị giá 3.200 tỷ yen (32 tỷ USD) dành cho châu Phi, trong đó có cả khoản 1.400 tỷ yen (14 tỷ USD) viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Mục đích của gói viện trợ này là nhằm biến lục địa Đen thành vùng đất của tăng trưởng và cơ hội, theo đúng cam kết mà Tokyo đã đưa ra trong phiên khai mạc TICAD ngày 1/6.
Gói viện trợ sẽ được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm Xây dựng năng lực chống chủ nghĩa khủng bố và cải thiện an ninh; Hoạt động nhân đạo và hỗ trợ phát triển; Tăng cường đối thoại với các nước trong vành đai Sahel ở Bắc Phi, trong đó có Algeria và Nam Sudan.
Nhật Bản rất chú trọng tới khu vực Sahel, nhất là sau khi xảy ra vụ bắt cóc con tin hồi giữa tháng Giêng năm nay tại nhà máy khí đốt Amenas ở miền Nam Algeria làm hàng chục người thiệt mạng, trong đó 10 công dân Nhật Bản.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nước châu Phi đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Phát biểu tại phiên họp có chủ đề “Hướng tới Chương trình phát triển hậu 2015” trong khuôn khổ TICAD, với tư cách đồng chủ tịch, Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ: “Cho dù các mục tiêu đã được đặt ra nhưng mọi cam kết sẽ trở nên vô nghĩa nếu cộng đồng quốc tế không đảm bảo thực thi một cách hiệu quả.”
Ra đời tháng 9/2000, MDGs đề ra một loạt mục tiêu phát triển cho thế giới, bao gồm việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói, giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chống bệnh sốt rét và virút HIV/AIDS, phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn cầu.
TICAD diễn ra 5 năm một lần ở Nhật Bản kể từ hội nghị đầu tiên năm 1993 với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và châu Phi cùng nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Phi (AU).
Theo nghị trình, trong ba ngày các đại biểu tiến hành hàng loạt phiên thảo luận thương mại và đầu tư, bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ và kiến tạo hòa bình.
Thông qua hội nghị lần này, Nhật Bản muốn tăng cường đối thoại và hợp tác hơn nữa với các quốc gia châu Phi về tiến trình cải cách châu lục này, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của các nước trong khu vực đối với công cuộc cải cách./.
Phát biểu tại Hội nghị Phát triển châu Phi (TICAD) lần thứ 5, diễn ra ở Yokohama, Nhật Bản từ ngày 1-3/6, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Trong bối cảnh các nước châu Phi đang nỗ lực hướng tới tăng trưởng kinh tế nhanh thông qua thương mại và đầu tư, Tokyo sẽ cố gắng giúp châu lục này xây dựng hòa bình nhằm tạo dựng một xã hội nơi người dân cảm thấy an toàn và tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội.”
Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản, Thủ tướng Abe khẳng định hòa bình là “nền tảng cơ bản” cho sự phát triển thịnh vượng, duy trì hòa bình và xây dựng một xã hội an toàn.
Theo ông Abe, số tiền viện trợ 100 tỷ yen nói trên sẽ được dành cho việc xây dựng các hệ thống y tế, giáo dục và thực phẩm mà Tokyo có thế mạnh, đồng thời tăng cường năng lực quản lý, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và tạo công ăn việc làm cho thanh niên.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ đào tạo 2.000 người tham gia công tác duy trì hòa bình và chống chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiếp tục trợ giúp chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia.
Số tiền 100 tỷ yen nói trên nằm trong gói viện trợ mới trị giá 3.200 tỷ yen (32 tỷ USD) dành cho châu Phi, trong đó có cả khoản 1.400 tỷ yen (14 tỷ USD) viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Mục đích của gói viện trợ này là nhằm biến lục địa Đen thành vùng đất của tăng trưởng và cơ hội, theo đúng cam kết mà Tokyo đã đưa ra trong phiên khai mạc TICAD ngày 1/6.
Gói viện trợ sẽ được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm Xây dựng năng lực chống chủ nghĩa khủng bố và cải thiện an ninh; Hoạt động nhân đạo và hỗ trợ phát triển; Tăng cường đối thoại với các nước trong vành đai Sahel ở Bắc Phi, trong đó có Algeria và Nam Sudan.
Nhật Bản rất chú trọng tới khu vực Sahel, nhất là sau khi xảy ra vụ bắt cóc con tin hồi giữa tháng Giêng năm nay tại nhà máy khí đốt Amenas ở miền Nam Algeria làm hàng chục người thiệt mạng, trong đó 10 công dân Nhật Bản.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nước châu Phi đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015.
Phát biểu tại phiên họp có chủ đề “Hướng tới Chương trình phát triển hậu 2015” trong khuôn khổ TICAD, với tư cách đồng chủ tịch, Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ: “Cho dù các mục tiêu đã được đặt ra nhưng mọi cam kết sẽ trở nên vô nghĩa nếu cộng đồng quốc tế không đảm bảo thực thi một cách hiệu quả.”
Ra đời tháng 9/2000, MDGs đề ra một loạt mục tiêu phát triển cho thế giới, bao gồm việc giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói, giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chống bệnh sốt rét và virút HIV/AIDS, phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn cầu.
TICAD diễn ra 5 năm một lần ở Nhật Bản kể từ hội nghị đầu tiên năm 1993 với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và châu Phi cùng nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Phi (AU).
Theo nghị trình, trong ba ngày các đại biểu tiến hành hàng loạt phiên thảo luận thương mại và đầu tư, bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ và kiến tạo hòa bình.
Thông qua hội nghị lần này, Nhật Bản muốn tăng cường đối thoại và hợp tác hơn nữa với các quốc gia châu Phi về tiến trình cải cách châu lục này, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của các nước trong khu vực đối với công cuộc cải cách./.
(TTXVN)