Sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và nới rộng các biện pháp trừng phạt nước này, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ ủng hộ quyết định này.
Tuyên bố ngày 8/3 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên không thực hiện các hành động mang tính khiêu khích", đồng thời cho biết các nước sẽ "thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo tinh thần nghị quyết vừa được thông qua".
Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nhật Bản sẽ hợp tác với các nước khác để đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc, cũng như sẽ có các biện pháp trừng phạt bổ sung để Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh rằng "khi cân nhắc các biện pháp đối phó hiệu quả, việc phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên".
Từ Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng ra tuyên bố ủng hộ nghị quyết trên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuyên bố kêu gọi "Triều Tiên cần lưu ý quan ngại của cộng đồng quốc tế và chấp thuận các yêu cầu được nêu ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình phát triển tên lửa cũng như ngừng các hành động khiêu khích".
Hàn Quốc khẳng định mong muốn Triều Tiên có sự lựa chọn đúng đắn và trở thành thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
[Phản ứng quốc tế về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên]
Nghị quyết số 2094, do Mỹ đệ trình và được 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an thông qua hôm 7/3 vừa qua, nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 2 vừa qua.
So với các nghị quyết trước đây của Hội đồng Bảo an , nghị quyết lần này được xem là mở rộng lệnh trừng phạt với mức độ nặng hơn, bao gồm cả lĩnh vực thương mại, tài chính, vận chuyển và ngoại giao.
Theo Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice, bản nghị quyết này sẽ đẩy lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay./.
Tuyên bố ngày 8/3 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên không thực hiện các hành động mang tính khiêu khích", đồng thời cho biết các nước sẽ "thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo tinh thần nghị quyết vừa được thông qua".
Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nhật Bản sẽ hợp tác với các nước khác để đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc, cũng như sẽ có các biện pháp trừng phạt bổ sung để Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh rằng "khi cân nhắc các biện pháp đối phó hiệu quả, việc phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên".
Từ Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng ra tuyên bố ủng hộ nghị quyết trên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuyên bố kêu gọi "Triều Tiên cần lưu ý quan ngại của cộng đồng quốc tế và chấp thuận các yêu cầu được nêu ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình phát triển tên lửa cũng như ngừng các hành động khiêu khích".
Hàn Quốc khẳng định mong muốn Triều Tiên có sự lựa chọn đúng đắn và trở thành thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
[Phản ứng quốc tế về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên]
Nghị quyết số 2094, do Mỹ đệ trình và được 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an thông qua hôm 7/3 vừa qua, nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 2 vừa qua.
So với các nghị quyết trước đây của Hội đồng Bảo an , nghị quyết lần này được xem là mở rộng lệnh trừng phạt với mức độ nặng hơn, bao gồm cả lĩnh vực thương mại, tài chính, vận chuyển và ngoại giao.
Theo Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice, bản nghị quyết này sẽ đẩy lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay./.
(TTXVN)