Ngày 22/4, tại Hà Nội, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản và Hiệp hội Chữ thập Đỏ, Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác dự án "Trồng rừng ngập mặn và giảm thiểu rủi ro thảm họa" giai đoạn 2011-2015.
Tổng kinh phí do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản hỗ trợ lên tới hơn 2,5 triệu USD (gần 57 tỷ đồng).
Đây là dự án trồng rừng ngập mặn cuối cùng do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam nhằm tạo vành đai xanh ven biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thảm họa thiên tai gây ra.
Ông Đoàn Văn Thái, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, cho biết giai đoạn 2011-2015, dự án được thực hiện ở 10 tỉnh, thành phố, trong đó có tám tỉnh, thành phố tiến hành trồng rừng ngập mặn. Hai tỉnh còn lại là Hòa Bình, Vĩnh Phúc tiến hành trồng rừng phòng hộ trên núi.
Các hoạt động của dự án tập trung nâng cao năng lực về giảm thiểu rủi ro cho các cấp chính quyền và cộng đồng tại 56 xã có nguy cơ cao; hướng dẫn cách kiếm sống cho dân cư khu vực dự án; tiến hành trồng rừng ngập mặn, tre, phi lao chắn sóng.
Riêng hai tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã rất thành công với chương trình trồng 5 triệu hécta rừng nên quỹ đất cho rừng phòng hộ không còn nhiều. Do đó, dự án này sẽ tiến hành chuyển đổi dần rừng kinh tế thành rừng hỗn hợp, trong đó cây bản địa như lim, sến, táu đóng vai trò là rừng phòng hộ. Bên cạnh trồng rừng, dự án cũng sẽ tiến hành xây dựng các công trình nhỏ góp phần giảm thiểu rủi ro thảm họa theo nhu cầu cộng đồng sau khi đã tiến hành khảo sát, phân tích tình hình thực tế.
Dự án "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" đã được Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai từ năm 1994 mới chỉ thí điểm ở Thái Bình, sau đó là Nam Định do Hội Chữ thập Đỏ Đan Mạch tài trợ.
Từ năm 1997, dự án này được mở rộng thêm ra sáu tỉnh nữa do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Đến nay đã có hơn 9.400ha rừng, trong đó có 8.961ha rừng ngập mặn được trồng tại 166 xã ở các tỉnh dự án, góp phần bảo vệ khoảng 100km đê biển.
Có khoảng hơn 2 triệu người dân được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ các hoạt động của dự án, cộng đồng người dân cũng góp phần bảo vệ, phát triển rừng. Dự án đã góp phần giảm thiểu rủi ro, thảm họa một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập của cộng đồng./.
Tổng kinh phí do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản hỗ trợ lên tới hơn 2,5 triệu USD (gần 57 tỷ đồng).
Đây là dự án trồng rừng ngập mặn cuối cùng do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam nhằm tạo vành đai xanh ven biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thảm họa thiên tai gây ra.
Ông Đoàn Văn Thái, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, cho biết giai đoạn 2011-2015, dự án được thực hiện ở 10 tỉnh, thành phố, trong đó có tám tỉnh, thành phố tiến hành trồng rừng ngập mặn. Hai tỉnh còn lại là Hòa Bình, Vĩnh Phúc tiến hành trồng rừng phòng hộ trên núi.
Các hoạt động của dự án tập trung nâng cao năng lực về giảm thiểu rủi ro cho các cấp chính quyền và cộng đồng tại 56 xã có nguy cơ cao; hướng dẫn cách kiếm sống cho dân cư khu vực dự án; tiến hành trồng rừng ngập mặn, tre, phi lao chắn sóng.
Riêng hai tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã rất thành công với chương trình trồng 5 triệu hécta rừng nên quỹ đất cho rừng phòng hộ không còn nhiều. Do đó, dự án này sẽ tiến hành chuyển đổi dần rừng kinh tế thành rừng hỗn hợp, trong đó cây bản địa như lim, sến, táu đóng vai trò là rừng phòng hộ. Bên cạnh trồng rừng, dự án cũng sẽ tiến hành xây dựng các công trình nhỏ góp phần giảm thiểu rủi ro thảm họa theo nhu cầu cộng đồng sau khi đã tiến hành khảo sát, phân tích tình hình thực tế.
Dự án "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" đã được Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai từ năm 1994 mới chỉ thí điểm ở Thái Bình, sau đó là Nam Định do Hội Chữ thập Đỏ Đan Mạch tài trợ.
Từ năm 1997, dự án này được mở rộng thêm ra sáu tỉnh nữa do Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Đến nay đã có hơn 9.400ha rừng, trong đó có 8.961ha rừng ngập mặn được trồng tại 166 xã ở các tỉnh dự án, góp phần bảo vệ khoảng 100km đê biển.
Có khoảng hơn 2 triệu người dân được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ các hoạt động của dự án, cộng đồng người dân cũng góp phần bảo vệ, phát triển rừng. Dự án đã góp phần giảm thiểu rủi ro, thảm họa một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập của cộng đồng./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)