Các nhà khoa học Nhật Bản đang tiến hành thử nghiệm khôi phục đất nhiễm mặn ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần trong thảm họa ngày 11/3 bằng cách trồng các cây mù tạt để hút mặn.
Đây là một dự án do Khoa sau đại học về khoa học nông nghiệp thuộc trường Đại học Tohoku thực hiện, nhằm giúp nông dân ở các khu vực ven biển của thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, xử lý đất nhiễm mặn do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3.
Trường đại học này là nơi duy nhất trên thế giới có ngân hàng gen thực vật họ cải.
Dự án này sẽ được tiến hành trong từ 5-10 năm tới. Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn các hạt giống từ hơn 800 loại mù tạt phù hợp với mức độ nhiễm mặn của đất.
Giáo sư vi trùng học môi trường Yutaka Nakai, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này, cho biết ông hy vọng cây mù tạt sẽ che phủ hết đất nông nghiệp bị nhiễm mặn trong mùa Xuân tới, như một biểu tượng của sự phục hồi từ thảm họa vừa qua./.
Đây là một dự án do Khoa sau đại học về khoa học nông nghiệp thuộc trường Đại học Tohoku thực hiện, nhằm giúp nông dân ở các khu vực ven biển của thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, xử lý đất nhiễm mặn do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3.
Trường đại học này là nơi duy nhất trên thế giới có ngân hàng gen thực vật họ cải.
Dự án này sẽ được tiến hành trong từ 5-10 năm tới. Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn các hạt giống từ hơn 800 loại mù tạt phù hợp với mức độ nhiễm mặn của đất.
Giáo sư vi trùng học môi trường Yutaka Nakai, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này, cho biết ông hy vọng cây mù tạt sẽ che phủ hết đất nông nghiệp bị nhiễm mặn trong mùa Xuân tới, như một biểu tượng của sự phục hồi từ thảm họa vừa qua./.
(TTXVN/Vietnam+)