Chính phủ Nhật Bản đang soạn thảo gói dự luật đặc biệt để giúp tái thiết các khu vực bị thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 tàn phá, trong đó có đề cập tới việc đặt các vùng đất bị tàn phá bởi sóng thần và bị các nạn nhân thảm họa bỏ hoang dưới sự quản lý của Nhà nước.
Theo nhật báo Yomiuri, nhiều xã ven biển bị sóng thần quét qua hầu như không còn người ở và không thể phục hồi bởi sự khắc nghiệt của thảm họa vừa qua. Cùng với các vùng đất hoang này, các sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 có thể khiến nhiều vùng đất rộng lớn bị bỏ không trong thời gian dài.
Theo Luật cứu trợ thiên tai hiện hành, chính quyền trung ương phải trả 3/4 chi phí để di chuyển các nạn nhân thảm họa tới nơi sơ tán, trong khi các chính quyền địa phương phải trả 1/4 chi phí còn lại.
Gói dự luật mới cũng cho phép chính quyền trung ương nhanh chóng mua lại các mảnh đất bị bỏ không do sóng thần. Việc quốc hữu hóa đất sẽ đẩy nhanh tiến độ khôi phục các xã bị sóng thần tàn phá thông qua việc phối hợp các nỗ lực tái thiết.
Mặt khác, gói dự luật này sẽ xóa bỏ quy định về việc cắt giảm thuế xăng dầu thêm 25 yên/lít tại thời điểm mà giá xăng dầu bình quân ở Nhật Bản đã tăng lên mức 160 yên/lít trong vòng ba tháng liên tiếp. Điều này sẽ làm tăng nguồn thu của chính phủ thêm hàng trăm tỷ yên/năm.
Đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1, các dự luật mới quy định sẽ trả một khoản tiền nhất định trước khi việc tính toán số tiền đền bù chính xác được thực hiện theo Luật đền bù thiệt hại của sự cố hạt nhân.
Bên cạnh đó, gói dự luật này cũng cho phép dỡ bỏ các lệnh cấm tiêu thụ các nông sản bị nhiễm phóng xạ một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn khi người ta cho rằng hàm lượng phóng xạ trong đó không nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, gói dự luật mới sẽ cho phép thành lập “sở chỉ huy thúc đẩy tái thiết”, bao gồm toàn bộ nội các cũng như “cơ quan tái thiết”. Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ thông qua gói dự luật này vào cuối tháng 4./.
Theo nhật báo Yomiuri, nhiều xã ven biển bị sóng thần quét qua hầu như không còn người ở và không thể phục hồi bởi sự khắc nghiệt của thảm họa vừa qua. Cùng với các vùng đất hoang này, các sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 có thể khiến nhiều vùng đất rộng lớn bị bỏ không trong thời gian dài.
Theo Luật cứu trợ thiên tai hiện hành, chính quyền trung ương phải trả 3/4 chi phí để di chuyển các nạn nhân thảm họa tới nơi sơ tán, trong khi các chính quyền địa phương phải trả 1/4 chi phí còn lại.
Gói dự luật mới cũng cho phép chính quyền trung ương nhanh chóng mua lại các mảnh đất bị bỏ không do sóng thần. Việc quốc hữu hóa đất sẽ đẩy nhanh tiến độ khôi phục các xã bị sóng thần tàn phá thông qua việc phối hợp các nỗ lực tái thiết.
Mặt khác, gói dự luật này sẽ xóa bỏ quy định về việc cắt giảm thuế xăng dầu thêm 25 yên/lít tại thời điểm mà giá xăng dầu bình quân ở Nhật Bản đã tăng lên mức 160 yên/lít trong vòng ba tháng liên tiếp. Điều này sẽ làm tăng nguồn thu của chính phủ thêm hàng trăm tỷ yên/năm.
Đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1, các dự luật mới quy định sẽ trả một khoản tiền nhất định trước khi việc tính toán số tiền đền bù chính xác được thực hiện theo Luật đền bù thiệt hại của sự cố hạt nhân.
Bên cạnh đó, gói dự luật này cũng cho phép dỡ bỏ các lệnh cấm tiêu thụ các nông sản bị nhiễm phóng xạ một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn khi người ta cho rằng hàm lượng phóng xạ trong đó không nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, gói dự luật mới sẽ cho phép thành lập “sở chỉ huy thúc đẩy tái thiết”, bao gồm toàn bộ nội các cũng như “cơ quan tái thiết”. Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ thông qua gói dự luật này vào cuối tháng 4./.
(TTXVN/Vietnam+)