Chính phủ Nhật Bản ngày 15/6 đã tiến gần hơn tới việc thành lập cơ quan quản lý hạt nhân mới sau khi Hạ viện nước này cùng ngày thông qua dự luật liên quan do các đảng cầm quyền và đối lập soạn thảo.
Dự luật này quy định thành lập “Ủy ban quản lý hạt nhân” được đảm bảo độc lập về mặt pháp lý và tăng cường các quy định chặt chẽ để điều hành các lò phản ứng hạt nhân.
Đảng Dân chủ cầm quyền (DPJ) và hai đảng đối lập là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Công Minh (NKT) đã đệ trình riêng rẽ các dự luật liên quan, nhưng sau đó đã thương lượng với nhau và thỏa thuận soạn thảo một dự luật mới mà Hạ viện vừa thông qua.
Ba đảng này cũng thỏa thuận đưa ra giới hạn 40 năm cho hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân, nhưng để ngỏ khả năng xem xét lại giới hạn thời gian gây tranh cãi này.
Chính phủ Nhật Bản từng hy vọng đưa cơ quan quản lý hạt nhân mới đi vào hoạt động từ ngày 1/4 thay cho Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp (NISA) hiện nay, nhưng việc thảo luận tại quốc hội đã bị hoãn lại do có sự phản đối của phe đối lập.
Một trong những điểm tranh cãi là việc tăng cường vai trò độc lập của cơ quan này trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng NISA thiếu quyền lực do thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, một bộ khuyến khích phát triển năng lượng hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng cơ quan quản lý hạt nhân mới sẽ giúp khôi phục lòng tin của dư luận vào các quy định về điện hạt nhân, vốn đã bị lung lay sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1./.
Dự luật này quy định thành lập “Ủy ban quản lý hạt nhân” được đảm bảo độc lập về mặt pháp lý và tăng cường các quy định chặt chẽ để điều hành các lò phản ứng hạt nhân.
Đảng Dân chủ cầm quyền (DPJ) và hai đảng đối lập là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Công Minh (NKT) đã đệ trình riêng rẽ các dự luật liên quan, nhưng sau đó đã thương lượng với nhau và thỏa thuận soạn thảo một dự luật mới mà Hạ viện vừa thông qua.
Ba đảng này cũng thỏa thuận đưa ra giới hạn 40 năm cho hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân, nhưng để ngỏ khả năng xem xét lại giới hạn thời gian gây tranh cãi này.
Chính phủ Nhật Bản từng hy vọng đưa cơ quan quản lý hạt nhân mới đi vào hoạt động từ ngày 1/4 thay cho Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp (NISA) hiện nay, nhưng việc thảo luận tại quốc hội đã bị hoãn lại do có sự phản đối của phe đối lập.
Một trong những điểm tranh cãi là việc tăng cường vai trò độc lập của cơ quan này trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng NISA thiếu quyền lực do thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, một bộ khuyến khích phát triển năng lượng hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng cơ quan quản lý hạt nhân mới sẽ giúp khôi phục lòng tin của dư luận vào các quy định về điện hạt nhân, vốn đã bị lung lay sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)