Theo AFP, ngày 24/8, Nhật Bản đã đề nghị sẽ mang lại cho Triều Tiên các "lợi ích thiết thực" nếu nước này làm rõ những bí ẩn lâu nay về số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc hàng thập kỷ trước.
Tokyo và Bình Nhưỡng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên viên tại Bắc Kinh vào ngày 29/8 tới. Đây là cuộc gặp ngoại giao trực tiếp đầu tiên giữa hai bên trong vòng bốn năm trở lại đây và được coi là bước đột phá về ngoại giao của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un kể từ khi ông lên nắm quyền cuối năm 2011.
Quốc vụ khanh Jin Matsubara chuyên trách vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản khẳng định: "Nếu chúng tôi có thể đạt được tiến bộ cụ thể, Nhật Bản có thể dành cho họ mức viện trợ nhân đạo lớn hơn các nước khác."
Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận trong những năm 1970-1980, các đặc vụ của nước này đã bắt cóc công dân Nhật Bản để giúp đào tạo ngôn ngữ và phong tục tập quán sở tại cho các điệp viên Triều Tiên.
Triều Tiên đã thả năm người cùng thân nhân của họ về Nhật Bản và tuyên bố những người còn lại đã chết. Tuy nhiên, người ta tin rằng Triều Tiên vẫn đang giữ số công dân này.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, các nhà hoạt động cho biết Triều Tiên đã đồng ý tiếp nhận một khối lượng chưa xác định hàng viện trợ của Hàn Quốc, bao gồm lúa mỳ và thuốc chữa bệnh, từ một tập đoàn tư nhân của Hàn Quốc bất chấp những căng thẳng giữa hai nước.
Lô hàng trên nằm trong thỏa thuận đạt được tại cuộc họp giữa các nhà hoạt động Hàn Quốc và các quan chắc Triều Tiên tại thành phố Kaesong ở biên giới.
Trước đó, ngày 13/8, Nhật Bản cho biết nước này và Triều Tiên đang tiến hành những cuộc thảo luận cuối cùng về việc tổ chức đàm phán cấp chính phủ vào cuối tháng Tám.
Các chủ đề được đưa ra thảo luận trong cuộc đàm phán cấp chính phủ này bao gồm các chuyến thăm của người Nhật Bản tới những địa điểm chôn cất người thân tại Triều Tiên, và Tokyo cũng hy vọng sẽ đề cập tới vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ./.
Tokyo và Bình Nhưỡng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên viên tại Bắc Kinh vào ngày 29/8 tới. Đây là cuộc gặp ngoại giao trực tiếp đầu tiên giữa hai bên trong vòng bốn năm trở lại đây và được coi là bước đột phá về ngoại giao của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un kể từ khi ông lên nắm quyền cuối năm 2011.
Quốc vụ khanh Jin Matsubara chuyên trách vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản khẳng định: "Nếu chúng tôi có thể đạt được tiến bộ cụ thể, Nhật Bản có thể dành cho họ mức viện trợ nhân đạo lớn hơn các nước khác."
Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận trong những năm 1970-1980, các đặc vụ của nước này đã bắt cóc công dân Nhật Bản để giúp đào tạo ngôn ngữ và phong tục tập quán sở tại cho các điệp viên Triều Tiên.
Triều Tiên đã thả năm người cùng thân nhân của họ về Nhật Bản và tuyên bố những người còn lại đã chết. Tuy nhiên, người ta tin rằng Triều Tiên vẫn đang giữ số công dân này.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, các nhà hoạt động cho biết Triều Tiên đã đồng ý tiếp nhận một khối lượng chưa xác định hàng viện trợ của Hàn Quốc, bao gồm lúa mỳ và thuốc chữa bệnh, từ một tập đoàn tư nhân của Hàn Quốc bất chấp những căng thẳng giữa hai nước.
Lô hàng trên nằm trong thỏa thuận đạt được tại cuộc họp giữa các nhà hoạt động Hàn Quốc và các quan chắc Triều Tiên tại thành phố Kaesong ở biên giới.
Trước đó, ngày 13/8, Nhật Bản cho biết nước này và Triều Tiên đang tiến hành những cuộc thảo luận cuối cùng về việc tổ chức đàm phán cấp chính phủ vào cuối tháng Tám.
Các chủ đề được đưa ra thảo luận trong cuộc đàm phán cấp chính phủ này bao gồm các chuyến thăm của người Nhật Bản tới những địa điểm chôn cất người thân tại Triều Tiên, và Tokyo cũng hy vọng sẽ đề cập tới vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ./.
(Vietnam+)