Nhiều giải pháp nâng chất lượng giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai hàng loạt các biện pháp yêu cầu các trường thực hiện đầy đủ các cam kết đảm bảo chất lượng.
Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, bên cạnh những nỗ lực đổi mới, cảitiến, còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc thu hút sinh viênvà chất lượng đào tạo của các trường... Bên cạnh đó, việc giải quyết “đầu ra”cũng còn nhiều tranh luận khi có địa phương không tuyển dụng sinh viên hệ ngoàicông lập.

Những tồn tại trên đang được tìm cách khắc phục, nhất là khi Luật Giáo dụcđại học đang được Quốc hội bàn thảo, chuẩn bị thông qua. Thứ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN về những vấn đềnày.

Sẽ hủy bỏ “chương trình khung”

- Thưa Thứ trưởng, Bộ nhìn nhận như thế nào về thực trạng một sốtrường đại học, cao đẳng đang lúng túng và thậm chí “điêu đứng” trước tình cảnhthiếu sinh viên trầm trọng, thậm chí phải đóng cửa một số ngành học?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các trường gặp khó khăntrong tuyển sinh, nhưng quan trọng nhất là các trường này mới thành lập, chưakhẳng định được thương hiệu, chưa có uy tín, ngành đào tạo còn ít, thiếu hấpdẫn, không thu hút được người học... Mặt khác, có rất nhiều thí sinh trên điểmsàn đại học nhưng lại chọn học Cao đẳng để có một nghề vững chắc, rồi sau này cóđiều kiện sẽ học liên thông chứ không chọn học đại học ở những trường còn chỉtiêu. Điều này cho thấy thí sinh đã có sự cân nhắc và trách nhiệm hơn trong việcchọn lựa con đường học tập của mình chứ không phải học đại học với bất cứ giánào.

- Bộ có thấy cần thiết phải có các giải pháp để điều chỉnh hợp lí hơn trong cáckì tuyển sinh sau?


Thứ Trưởng Bùi Văn Ga: Từ thực tiễn trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đangtriển khai hàng loạt các biện pháp yêu cầu các trường thực hiện đầy đủ các camkết đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các trường mới thành lập, để nâng cao uytín, thu hút người học.

Mặt khác, Bộ cũng sẽ có những điều chỉnh công tác tuyển sinh một cách hợp lý,phù hợp với thực tiễn, vừa bảo đảm chất lượng đầu vào của các trường, vừa tạođiều kiện để các trường tuyển đủ chỉ tiêu đã xác định trên cơ sở năng lực củatừng trường. Ví dụ: bổ sung thêm một số khối thi cho năm tới, giao các trường tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển trên cơ sở điểm sàn và chỉtiêu...; đồng thời xem xét bổ sung chính sách đối với một số ngành khó tuyển,nhưng xã hội có nhu cầu cao về nhân lực. Các trường sẽ cạnh tranh một cách lànhmạnh để nâng cao chất lượng, đó là yếu tố sống còn, bởi nếu không đủ uy tín đểthu hút người học thì có nguy cơ bị giải thể.

- Việc kiểm soát về chất lượng các trường đại học, cao đẳng được Bộ tiến hànhnhư thế nào trong thời gian tới?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đảm bảo chất lượng đào tạo đang được Bộ đặc biệt quantâm và tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lí cácsai phạm. Bộ yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì vàthực hiện “3 công khai”; đổi mới quản lí hệ thống giáo dục đại học, tiến hànhđồng bộ từ các bộ, ngành ở Trung ương, đến các tỉnh, thành phố địa phương và cáctrường đại học, cao đẳng.

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Giáo dục, Bộ đã ban hành trên 200 chương trìnhkhung các ngành trình độ cao đẳng và đại học. Qua thực tiễn cho thấy, thời gianxây dựng, thời gian phê duyệt và thời gian sử dụng chương trình khung khá dài,không cập nhật được tri thức khoa học, công nghệ mới, tiên tiến; làm giảm tínhlinh hoạt. Vì vậy, tới đây sẽ bỏ quy định về chương trình khung và thay bằng quyđịnh về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng.

Hướng tới những trường chất lượng cao, xứng tầm khu vực

- Đâu là chất xúc tác để sắp tới các trường đại học, cao đẳng vừa hạn chếđược các điểm yếu và ngày càng năng động, tự chủ?


Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học huy độngngày càng nhiều các nguồn lực đầu tư để bảo đảm chất lượng, cạnh tranh . Sắptới, Bộ cũng quy định “ Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình đào tạochất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.”

Chính phủ có chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học vàngười Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ . Về lâu dài sẽ để các trường tự chủ trong tấtcả các mặt hoạt động của mình.

- Bộ đang có những giải pháp gì để "nâng tầm", hướng tới những trường chấtlượng cao xứng tầm khu vực?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chúng ta phân tầng đại học để tập trung đầu tư mạnhcho các đại học phát triển theo định hướng để trở thành những đại học nghiêncứu. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đề án thành lập 4 trường đạihọc xuất sắc, trình độ quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các đạihọc này được sự hỗ trợ mạnh mẽ của liên minh các trường đại học của các nướcphát triển. Việc thực hiện đề án này sẽ cho phép chúng ta đẩy nhanh tốc độ hìnhthành các đại học nghiên cứu, tiến tới được xếp hạng cao trong hệ thống cáctrường đại học của khu vực và trên thế giới.

Quyết tâm xử lý các trường làm trái quy định

- Tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lí những cơ sở giáo dục đại học không đảmbảo chất lượng như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Đoàn kiểm tra việcthực hiện cam kết theo đề án khi thành lập, cụ thể là các trường đại học VănHiến, trường cao đẳng Công nghệ Thông tin, trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng,trường đại học dân lập Đông Đô.

Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, việc thực hiện cam kết về các điều kiệnđảm bảo chất lượng của các trường trên chưa đúng với Đề án thành lập trường khiđược phê duyệt. Sau nhiều năm hoạt động, số lượng giáo viên cơ hữu của cáctrường này vẫn còn quá mỏng, cơ sở vật chất, đất đai một số trường còn rất tạmbợ, thuê mướn, không đảm bảo các tiêu chí tối thiểu theo quy định; trong khi quymô đào tạo vượt quá năng lực bảo đảm chất lượng của trường…Trên cơ sở kết quảkiểm tra, tùy thuộc mức độ, Bộ sẽ có biện pháp xử lý kiến quyết đối với nhữngtrường không thực hiện đúng cam kết.

- Vừa qua, tỉnh Nam Định đề ra quy chế tuyển cán bộ, viên chức phải là sinhviên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, không tuyển những sinh viên hệ dân lập. Ýkiến của Bộ Giáo dục về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có sự phânbiệt bằng do trường công lập hay trường ngoài công lập cấp, cũng như không phânbiệt bằng chính qui hay bằng vừa làm vừa học.

Luật Giáo dục quy định trường dân lập, tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn nhưtrường công lập trong việc thực hiện các mục tiêu. Chứng chỉ của hệ thống giáodục quốc dân không có sự phân biệt giá trị sử dụng của văn bằng thuộc các hìnhthức đào tạo khác nhau.

Luật cán bộ, công chức cũng không có quy định nào cấm người có văn bằng tốtnghiệp học theo hình thức giáo dục thường xuyên hoặc văn bằng do các trườngngoài công lập cấp không được đăng ký dự tuyển công chức. Vì vậy, việc đánh giákhả năng của người dự tuyển qua hình thức đào tạo của văn bằng hoặc qua loạihình cơ sở giáo dục cấp văn bằng là chưa đảm bảo tính khách quan và tính cạnhtranh trong tuyển dụng, không phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục củaĐảng và Nhà nước./.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.


Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục