Buổi gặp mặt và chúc mừng hơn 300 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội nhân kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) đã diễn ra ngày 18/6 tại Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh hoạt động tuyên truyền báo chí đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, định hướng chính trị tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đúng tình hình, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, với tinh thần xây dựng và vì sự phát triển của Thủ đô, các cơ quan báo chí đã kịp thời phát hiện, đóng góp nhiều ý kiến hay để Hà Nội khắc phục và giải quyết những tồn tại, hạn chế trong một số lĩnh vực “nóng” như quản lý đô thị, giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo, cấp sổ đỏ, cải cách thủ tục hành chính, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa…
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết cùng với việc duy trì thường xuyên, hiệu quả hội nghị giao ban báo chí hàng tuần, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang dự thảo Quy chế phát ngôn của thành phố để chỉ đạo các cơ quan, địa phương của Hà Nội phải chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin liên quan cho báo chí, nhất là những vấn đề được dư luận quan tâm.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo một số cơ quan báo chí và các nhà báo đã phát biểu, đánh giá cao tinh thần cầu thị, thái độ tiếp thu và hành động hiệu quả của lãnh đạo thành phố trước các vấn đề mà báo chí nêu. Hầu hết các ý kiến đóng góp đều mong muốn để Hà Nội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế chính trị và tạo đà vững chắc cho những năm tiếp theo.
Tại lễ kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và tổng kết trao giải Báo chí Trần Phú tại Hà Tĩnh, ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh biểu dương lực lượng báo chí đã bám sát thực tiễn sinh động của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phản ánh trung thực, kịp thời những sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh nhà, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; đồng hành cùng tỉnh trong quá trình hội nhập bằng việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế về kinh tế, văn hóa con người Hà Tĩnh với công chúng trong nước và quốc tế.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức giải Báo chí Trần Phú đã tổng kết và trao giải Báo chí Trần Phú năm 2012. Giải báo chí Trần Phú đã trở thành sân chơi trí tuệ hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí qua từng năm.
Từ đó, phát hiện được những tác phẩm xuất sắc, tham gia và đạt giải cao của các giải cấp quốc gia. Năm 2012, Ban tổ chức giải Báo chí Trần Phú đã lựa chọn 61 tác phẩm báo chí với các thể loại và loại hình báo chí khác nhau, xét trao 23 giải thưởng trong đó có 2 giải A, 5 giải C, 7 giải C và 9 giải khuyến khích.
Kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Hội thao do Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức với sự tham gia của 178 vận động viên đến từ 9 đơn vị, doanh nghiệp thuộc khối thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Giải ảnh báo chí Bạc Liêu - Cà Mau lần thứ I - năm 2013 có sự góp mặt của 328 tác phẩm của 55 tác giả tham gia dự thi, trong đó có 21 phóng sự ảnh.
Kết quả, giải nhất được trao cho phóng sự ảnh “Vai trò của rừng và sự biến đổi khí hậu” của tác giả Huỳnh Lâm (Cà Mau); 2 giải nhì thuộc về tác phẩm “Phủ lại màu xanh cho rừng” (tác giả Tô Thế Anh, Bạc Liêu) và “Chung sức” (tác giả Võ Đông Xuân, Bạc Liêu); 3 giải ba được trao cho phóng sự ảnh “Về với bản Dạ cổ hoài lang,” tác giả Duy Khương (TTXVN); “Cứu bóng,” tác giả Phan Thanh Cường (tạp chí Văn Nghệ Bạc Liêu) và “Chung tay giải cứu cá voi thành công” của tác giả Nguyễn Quốc (Báo Bạc Liêu).
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích cho các tác giả đoạt giải. Nhân dịp này, Hội Nhà báo tỉnh cũng tổ chức tọa đàm với chủ đề ''Thế nào để trở thành Nhà báo giỏi''.../.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh hoạt động tuyên truyền báo chí đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, định hướng chính trị tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đúng tình hình, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, với tinh thần xây dựng và vì sự phát triển của Thủ đô, các cơ quan báo chí đã kịp thời phát hiện, đóng góp nhiều ý kiến hay để Hà Nội khắc phục và giải quyết những tồn tại, hạn chế trong một số lĩnh vực “nóng” như quản lý đô thị, giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo, cấp sổ đỏ, cải cách thủ tục hành chính, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa…
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết cùng với việc duy trì thường xuyên, hiệu quả hội nghị giao ban báo chí hàng tuần, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang dự thảo Quy chế phát ngôn của thành phố để chỉ đạo các cơ quan, địa phương của Hà Nội phải chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin liên quan cho báo chí, nhất là những vấn đề được dư luận quan tâm.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo một số cơ quan báo chí và các nhà báo đã phát biểu, đánh giá cao tinh thần cầu thị, thái độ tiếp thu và hành động hiệu quả của lãnh đạo thành phố trước các vấn đề mà báo chí nêu. Hầu hết các ý kiến đóng góp đều mong muốn để Hà Nội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế chính trị và tạo đà vững chắc cho những năm tiếp theo.
Tại lễ kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và tổng kết trao giải Báo chí Trần Phú tại Hà Tĩnh, ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh biểu dương lực lượng báo chí đã bám sát thực tiễn sinh động của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phản ánh trung thực, kịp thời những sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh nhà, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; đồng hành cùng tỉnh trong quá trình hội nhập bằng việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế về kinh tế, văn hóa con người Hà Tĩnh với công chúng trong nước và quốc tế.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức giải Báo chí Trần Phú đã tổng kết và trao giải Báo chí Trần Phú năm 2012. Giải báo chí Trần Phú đã trở thành sân chơi trí tuệ hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí qua từng năm.
Từ đó, phát hiện được những tác phẩm xuất sắc, tham gia và đạt giải cao của các giải cấp quốc gia. Năm 2012, Ban tổ chức giải Báo chí Trần Phú đã lựa chọn 61 tác phẩm báo chí với các thể loại và loại hình báo chí khác nhau, xét trao 23 giải thưởng trong đó có 2 giải A, 5 giải C, 7 giải C và 9 giải khuyến khích.
Kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Hội thao do Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức với sự tham gia của 178 vận động viên đến từ 9 đơn vị, doanh nghiệp thuộc khối thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Giải ảnh báo chí Bạc Liêu - Cà Mau lần thứ I - năm 2013 có sự góp mặt của 328 tác phẩm của 55 tác giả tham gia dự thi, trong đó có 21 phóng sự ảnh.
Kết quả, giải nhất được trao cho phóng sự ảnh “Vai trò của rừng và sự biến đổi khí hậu” của tác giả Huỳnh Lâm (Cà Mau); 2 giải nhì thuộc về tác phẩm “Phủ lại màu xanh cho rừng” (tác giả Tô Thế Anh, Bạc Liêu) và “Chung sức” (tác giả Võ Đông Xuân, Bạc Liêu); 3 giải ba được trao cho phóng sự ảnh “Về với bản Dạ cổ hoài lang,” tác giả Duy Khương (TTXVN); “Cứu bóng,” tác giả Phan Thanh Cường (tạp chí Văn Nghệ Bạc Liêu) và “Chung tay giải cứu cá voi thành công” của tác giả Nguyễn Quốc (Báo Bạc Liêu).
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích cho các tác giả đoạt giải. Nhân dịp này, Hội Nhà báo tỉnh cũng tổ chức tọa đàm với chủ đề ''Thế nào để trở thành Nhà báo giỏi''.../.
(TTXVN)