Nhiều tham luận tại Hội nghị Viễn thông châu Á lần thứ 33 đã gợi mở cho các nhà cung cấp dịch vụ chuẩn bị hướng đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong hai ngày 19 và 20/4, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hiệp hội các mạng di động toàn cầu (GSMA) đã tiến hành Hội nghị Viễn thông châu Á lần thứ 33.
Đây là dịp để hơn 200 đại biểu, các nhà lãnh đạo của các tập đoàn, công ty viễn thông trong khu vực châu Á và một số châu lục khác tăng cường trao đổi công nghệ, tạo thêm các mối hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ thông tin và truyền thông băng rộng đã và đang tiếp tục mở ra những cơ hội phát triển mới, giải quyết có hiệu quả những thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều kiện thuận lợi cho sự tham gia thị trường của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Hội nghị đã phân tích các xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông trong tương lai, qua đó dự đoán các lĩnh vực đầu tư, các kỹ thuật mới, thị trường phát triển của thế giới nói chung và tại khu vực châu Á.
Nhiều tham luận như "Giao thức liên mạng và cơ hội doanh thu mới cho các giá trị dịch vụ gia tăng;" "Công nghiệp thông tin di động - Mô hình chuyển đổi từ voice sang Internet;" "Chuyển tiền qua điện thoại di động trong tương lai sẽ phát triển mạnh - định hình lại phương thức chuyển tiền quốc tế..." đã gợi mở cho các nhà cung cấp dịch vụ cần phải chuẩn bị hướng đầu tư mới.
Các đại biểu quốc tế cũng được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam. Đến cuối năm 2010, mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 18% số dân, mật độ di động đạt 145% và mật độ sử dụng Internet đạt 32%.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều nhu cầu cung cấp thiết bị về viễn thông, công nghệ thông tin đa dạng để đáp ứng cho nền kinh tế đang tiếp tục gia tăng, mở ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh mới./.
Trong hai ngày 19 và 20/4, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hiệp hội các mạng di động toàn cầu (GSMA) đã tiến hành Hội nghị Viễn thông châu Á lần thứ 33.
Đây là dịp để hơn 200 đại biểu, các nhà lãnh đạo của các tập đoàn, công ty viễn thông trong khu vực châu Á và một số châu lục khác tăng cường trao đổi công nghệ, tạo thêm các mối hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ thông tin và truyền thông băng rộng đã và đang tiếp tục mở ra những cơ hội phát triển mới, giải quyết có hiệu quả những thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều kiện thuận lợi cho sự tham gia thị trường của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Hội nghị đã phân tích các xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông trong tương lai, qua đó dự đoán các lĩnh vực đầu tư, các kỹ thuật mới, thị trường phát triển của thế giới nói chung và tại khu vực châu Á.
Nhiều tham luận như "Giao thức liên mạng và cơ hội doanh thu mới cho các giá trị dịch vụ gia tăng;" "Công nghiệp thông tin di động - Mô hình chuyển đổi từ voice sang Internet;" "Chuyển tiền qua điện thoại di động trong tương lai sẽ phát triển mạnh - định hình lại phương thức chuyển tiền quốc tế..." đã gợi mở cho các nhà cung cấp dịch vụ cần phải chuẩn bị hướng đầu tư mới.
Các đại biểu quốc tế cũng được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam. Đến cuối năm 2010, mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 18% số dân, mật độ di động đạt 145% và mật độ sử dụng Internet đạt 32%.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều nhu cầu cung cấp thiết bị về viễn thông, công nghệ thông tin đa dạng để đáp ứng cho nền kinh tế đang tiếp tục gia tăng, mở ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh mới./.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)