Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Bộ Khoa học và Công nghệ), tối ngày 30/3 thông báo, hình ảnh đám mây phóng xạ được tính toán cho các ngày 31/3 và 1/4 tại Khu vực Đông Nam Á, phần đám mây chính vẫn chưa vào thềm lục địa nước ta.
Tuy nhiên, đám mây phóng xạ này có xu hướng bị chia nhỏ và phát tán rộng ra khu vực Đông Nam Á và bay tản mạn trong khu vực giữa Phillipines, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam.
“Những ngày sắp tới những đám mây nhỏ có thể đi qua khu vực Lào, Việt Nam và Campuchia nhưng rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phông phóng xạ hiện tại ở Việt Nam (vì nồng độ hạt nhân phóng xạ rất nhỏ, không thể làm thay đổi nền phông phóng xạ). Do vậy không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người,” thông báo nêu rõ.
Ngoài ra, kết quả quan trắc tại các trạm trong nước cho thấy, chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 30/3/2011 (so với giá trị từ 17/12/2010 tới 29/3/2011).
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết, trong trường hợp có mưa, phóng xạ cũng sẽ theo nước mưa ngấm xuống đất. Tuy nhiên, hàm lượng phóng xạ rất thấp nên gần như không có ảnh hưởng.
Ông cũng nhận định, các đám mây phóng xạ này chỉ tồn tại thêm từ 1-2 tuần nữa là sẽ tan nếu không có các sự cố tiếp theo./.
Tuy nhiên, đám mây phóng xạ này có xu hướng bị chia nhỏ và phát tán rộng ra khu vực Đông Nam Á và bay tản mạn trong khu vực giữa Phillipines, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam.
“Những ngày sắp tới những đám mây nhỏ có thể đi qua khu vực Lào, Việt Nam và Campuchia nhưng rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phông phóng xạ hiện tại ở Việt Nam (vì nồng độ hạt nhân phóng xạ rất nhỏ, không thể làm thay đổi nền phông phóng xạ). Do vậy không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người,” thông báo nêu rõ.
Ngoài ra, kết quả quan trắc tại các trạm trong nước cho thấy, chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 30/3/2011 (so với giá trị từ 17/12/2010 tới 29/3/2011).
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết, trong trường hợp có mưa, phóng xạ cũng sẽ theo nước mưa ngấm xuống đất. Tuy nhiên, hàm lượng phóng xạ rất thấp nên gần như không có ảnh hưởng.
Ông cũng nhận định, các đám mây phóng xạ này chỉ tồn tại thêm từ 1-2 tuần nữa là sẽ tan nếu không có các sự cố tiếp theo./.
Trung Hiền (Vietnam+)