Hầu hết các thị trường chứng khoán ở châu Á đều giảm điểm trong phiên 7/9 do các nhà đầu tư tranh thủ bán ra để chốt lời sau vài phiên chứng khoán được giá.
Thị trường chứng khoán châu Á phiên này không chịu ảnh hưởng gì từ chứng khoán Phố Wall vì thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ phiên 6/9.
Kết thúc phiên 7/9 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 75,32 điểm xuống 9.226 điểm, kết thúc bốn phiên liên tiếp tăng điểm trước đó do hoạt động bán tháo, bất chấp việc giới đầu cơ đang khá lạc quan về kế hoạch kích thích kinh tế mới mà Chính phủ Mỹ vừa công bố.
Theo giới phân tích, lĩnh vực ôtô đã gây áp lực khiến chứng khoán Tokyo mất điểm, sau khi có báo cáo cho biết chương trình hỗ trợ mua xe hơi tiết kiệm nhiên liệu của Chính phủ Nhật Bản sẽ hết hạn trong những ngày tới.
Cuối phiên này, cổ phiếu của hai hãng sản xuất ôtô hàng đầu Nhật Bản là Toyota Motor và Honda Motor lần lượt giảm 0,64% và 1,4% xuống 2.936 yen/cổ phiếu và 2.815 yen/cổ phiếu. Cổ phiếu của các hãng sản xuất phụ tùng và nguyên liệu ôtô cũng không tránh khỏi sa sút.
Nhiều thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng theo đà đi xuống, trong đó chứng khoán Seoul giảm 4,68 điểm xuống 1.787,74 điểm và chứng khoán Đài Bắc giảm 6,55 điểm xuống 7.884,40 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc là điểm sáng trong "bức tranh" tối màu của chứng khoán khu vực trong phiên 7/9 khi cả hai sàn giao dịch chứng khoán chính của nước này là Hongkong và Thượng Hải đều vững lên.
Các nhà đầu tư ở đây đặc biệt vui mừng với kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố, nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuối phiên này, chỉ số Hang Seng tại Hongkong tăng 46,02 điểm lên 21.401,79 điểm và chỉ số Composite tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 2,1 điểm lên 2.698,36 điểm./.
Thị trường chứng khoán châu Á phiên này không chịu ảnh hưởng gì từ chứng khoán Phố Wall vì thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ phiên 6/9.
Kết thúc phiên 7/9 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 75,32 điểm xuống 9.226 điểm, kết thúc bốn phiên liên tiếp tăng điểm trước đó do hoạt động bán tháo, bất chấp việc giới đầu cơ đang khá lạc quan về kế hoạch kích thích kinh tế mới mà Chính phủ Mỹ vừa công bố.
Theo giới phân tích, lĩnh vực ôtô đã gây áp lực khiến chứng khoán Tokyo mất điểm, sau khi có báo cáo cho biết chương trình hỗ trợ mua xe hơi tiết kiệm nhiên liệu của Chính phủ Nhật Bản sẽ hết hạn trong những ngày tới.
Cuối phiên này, cổ phiếu của hai hãng sản xuất ôtô hàng đầu Nhật Bản là Toyota Motor và Honda Motor lần lượt giảm 0,64% và 1,4% xuống 2.936 yen/cổ phiếu và 2.815 yen/cổ phiếu. Cổ phiếu của các hãng sản xuất phụ tùng và nguyên liệu ôtô cũng không tránh khỏi sa sút.
Nhiều thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng theo đà đi xuống, trong đó chứng khoán Seoul giảm 4,68 điểm xuống 1.787,74 điểm và chứng khoán Đài Bắc giảm 6,55 điểm xuống 7.884,40 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc là điểm sáng trong "bức tranh" tối màu của chứng khoán khu vực trong phiên 7/9 khi cả hai sàn giao dịch chứng khoán chính của nước này là Hongkong và Thượng Hải đều vững lên.
Các nhà đầu tư ở đây đặc biệt vui mừng với kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố, nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuối phiên này, chỉ số Hang Seng tại Hongkong tăng 46,02 điểm lên 21.401,79 điểm và chỉ số Composite tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 2,1 điểm lên 2.698,36 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)