Do điểm thi của thí sinh thấp nên nhiều trường đại học cho biết điểm chuẩn năm nay sẽ chỉ bằng mức điểm sàn (ngưỡng điểm đỗ đại học tối thiểu) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghĩa là hạ thấp hết cỡ, đến mức tối đa có thể.
Thậm chí, các trường đại học ngoài công lập còn kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm điểm sàn thấp hơn điểm sàn năm 2010, tạo điều kiện cho họ có thể lấy điểm chuẩn thấp hơn.
Năm nay là năm thứ hai Đại học Đại Nam tổ chức thi tuyển. Theo ông Hiệu trưởng Phan Trọng Phức thì đây là một bước đi rất mạnh dạn của trường.
Bước đi này đã giúp trường có được trên 500 thí sinh dự tuyển đầu vào. Tuy nhiên, kết quả thi không mấy khả quan. Tỷ lệ thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 10 điểm chiếm tới 60%. Với mức điểm này, để “vớt” được tối đa số thí sinh, Đại học Đại Nam xác định điểm chuẩn sẽ bằng với điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không chỉ lấy điểm chuẩn thấp, những ngày qua, trường này cũng không ngừng đăng tải thông tin tuyển nguyện vọng 2 lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngay cả các trường không tổ chức thi, thí sinh phải đi thi nhờ nên chưa biết kết quả thi của thí sinh trường mình ra sao, chỉ nghe thông tin tình hình điểm thi năm nay thấp, cũng cho biết sẽ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, đồng thời tuyển thêm nguyện vọng. Đại học Lương Thế Vinh tuyển đến 1.400 chỉ tiêu nguyện vọng 2. Đại học Đông Đô, Đại học Thành Tây, Đại học Nguyễn Trãi… đều công bố điểm tuyển sẽ từ điểm sàn.
Tuy nhiên, ngay cả khi lấy điểm tuyển bằng điểm sàn, các trường vẫn chưa hết lo vì điểm sàn đến thời điểm này vẫn là một con số bí mật, chưa xác định. Đến ngày 8/8 tới đây, Hội đồng điểm sàn mới họp để đưa ra quyết định. Nhưng lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điểm sàn sẽ không thay đổi so với năm 2010 (với khối A, D là 13 điểm, khối B, C là 14 điểm). Mức điểm này được các trường đánh giá là quá cao, cần phải hạ thêm nữa.
Theo ông Trần Văn Thanh, Trưởng phòng Khảo thí của Đại học An Giang, với kết quả thi thấp của năm nay, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ mức điểm sàn như năm 2010, hàng loạt ngành học của trường đang đứng trước nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu như ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, ngay cả Sư phạm Văn, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học... cũng trong tình trạng này.
Đây cũng là lo lắng của Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Lương Thế Vinh. Theo ông Kiều, do năm nay mặt bằng điểm thi của thí sinh giảm so với năm trước nên nếu Bộ vẫn giữ nguyên điểm sàn thì trường sẽ không có nguồn để tuyển.
Với lo lắng đó, ngày 3/8 vừa qua, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Ngoài công lập đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị Bộ xem xét hạ điểm sàn so với năm 2010.
Theo đó, Hiệp hội đề xuất hai phương án:
Phương án 1: Giao cho các trường Đại học, Cao đẳng căn cứ vào chỉ tiêu được phân, khả năng nguồn tuyển, yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, của vùng mà kiến nghị điểm sàn cho trường mình, trình Bộ duyệt.
Phương án 2: Nếu vẫn giữ nguyên “điểm sàn chung” cho cả nước, thì phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để có số dôi dư nguồn tuyển từ điểm sàn trở lên nhiều hơn năm trước mới thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh của các trường.
Hôm nay, ngày 5/8, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã có cuộc “hội nghị Diên Hồng” để cùng đề xuất ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này./.
Thậm chí, các trường đại học ngoài công lập còn kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm điểm sàn thấp hơn điểm sàn năm 2010, tạo điều kiện cho họ có thể lấy điểm chuẩn thấp hơn.
Năm nay là năm thứ hai Đại học Đại Nam tổ chức thi tuyển. Theo ông Hiệu trưởng Phan Trọng Phức thì đây là một bước đi rất mạnh dạn của trường.
Bước đi này đã giúp trường có được trên 500 thí sinh dự tuyển đầu vào. Tuy nhiên, kết quả thi không mấy khả quan. Tỷ lệ thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 10 điểm chiếm tới 60%. Với mức điểm này, để “vớt” được tối đa số thí sinh, Đại học Đại Nam xác định điểm chuẩn sẽ bằng với điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không chỉ lấy điểm chuẩn thấp, những ngày qua, trường này cũng không ngừng đăng tải thông tin tuyển nguyện vọng 2 lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngay cả các trường không tổ chức thi, thí sinh phải đi thi nhờ nên chưa biết kết quả thi của thí sinh trường mình ra sao, chỉ nghe thông tin tình hình điểm thi năm nay thấp, cũng cho biết sẽ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, đồng thời tuyển thêm nguyện vọng. Đại học Lương Thế Vinh tuyển đến 1.400 chỉ tiêu nguyện vọng 2. Đại học Đông Đô, Đại học Thành Tây, Đại học Nguyễn Trãi… đều công bố điểm tuyển sẽ từ điểm sàn.
Tuy nhiên, ngay cả khi lấy điểm tuyển bằng điểm sàn, các trường vẫn chưa hết lo vì điểm sàn đến thời điểm này vẫn là một con số bí mật, chưa xác định. Đến ngày 8/8 tới đây, Hội đồng điểm sàn mới họp để đưa ra quyết định. Nhưng lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điểm sàn sẽ không thay đổi so với năm 2010 (với khối A, D là 13 điểm, khối B, C là 14 điểm). Mức điểm này được các trường đánh giá là quá cao, cần phải hạ thêm nữa.
Theo ông Trần Văn Thanh, Trưởng phòng Khảo thí của Đại học An Giang, với kết quả thi thấp của năm nay, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ mức điểm sàn như năm 2010, hàng loạt ngành học của trường đang đứng trước nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu như ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, ngay cả Sư phạm Văn, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học... cũng trong tình trạng này.
Đây cũng là lo lắng của Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Lương Thế Vinh. Theo ông Kiều, do năm nay mặt bằng điểm thi của thí sinh giảm so với năm trước nên nếu Bộ vẫn giữ nguyên điểm sàn thì trường sẽ không có nguồn để tuyển.
Với lo lắng đó, ngày 3/8 vừa qua, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Ngoài công lập đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị Bộ xem xét hạ điểm sàn so với năm 2010.
Theo đó, Hiệp hội đề xuất hai phương án:
Phương án 1: Giao cho các trường Đại học, Cao đẳng căn cứ vào chỉ tiêu được phân, khả năng nguồn tuyển, yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, của vùng mà kiến nghị điểm sàn cho trường mình, trình Bộ duyệt.
Phương án 2: Nếu vẫn giữ nguyên “điểm sàn chung” cho cả nước, thì phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để có số dôi dư nguồn tuyển từ điểm sàn trở lên nhiều hơn năm trước mới thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh của các trường.
Hôm nay, ngày 5/8, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã có cuộc “hội nghị Diên Hồng” để cùng đề xuất ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này./.
Phạm Mai (Vietnam+)