Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 70 cây số, có một ngôi trường của gần 1.700 học sinh, trong đó có khoảng 400 học sinh người các dân tộc ít người đang cùng học tập trong một điều kiện rất khó khăn. Đó là trường trung học phổ thông Ba Vì. Đây thực sự là một trường miền núi nằm trên địa bàn Thủ đô. Thầy và trò ở đây đã giảng dạy và học tập trong một điều kiện khác hẳn trong nội thành. Song vẫn có những điều khiến giáo viên và phụ huynh nội thành ao ước… Thầy, trò cùng nhọc nhằn "nuôi chữ" Khác với nhiều trường trong nội thành Hà Nội, việc xã hội hóa thành công sẽ tạo đà rất tốt cho mọi hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường, trường trung học phổ thông Ba Vì thì khác hẳn bởi khó có thể xã hội hóa được. Vì đây là vùng khó khăn, ở mức đặc biệt nhất của Hà Nội mở rộng. Tại đây, phụ huynh học sinh không dễ gì tham gia đóng góp tiền. Cho dù chỉ là góp mấy chục ngàn đồng cho con tham gia các hoạt động giáo dục. Thu học phí thì gặp toàn trường hợp miễn giảm khó khăn. Thầy giáo Phó Hiệu trưởng Bùi Đức Thạnh nói: “Chúng tôi rất khó vận động phụ huynh đóng góp về tiền bạc. Phụ huynh của chúng tôi lại sẵn sàng đi làm đường, đắp đất nếu trường yêu cầu.” Được biết, giáo viên ở trường không hề có dạy thêm và học thêm vì thực tế là học sinh yếu kém được nhà trường dùng ngân sách Nhà nước cấp tổ chức sẵn các lớp học bổ sung kiến thức mà các em còn ít đến học. Về đời sống giáo viên trong nội thành Hà Nội cũng hiếm nơi như ở đây, các thầy cô vì chủ yếu chỉ sống bằng đồng lương nên cũng rất vất vả. Đồng chí Kế toán của trường cho biết: “Trường chúng tôi chỉ có thể trả cho giáo viên 1 tháng dạy 50-60 tiết là 1 triệu đồng.” Tấm gương vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lại nhờ có “hai con.” Có thầy giáo nói đùa, người ta đi làm để lo nuôi hai con khổ thật, còn thầy giáo của chúng tôi sướng vì có hai con nuôi cả nhà. Đó là hai con… bò! Thực tế ngoài công việc chuyên môn, các thầy cô ở đây còn phải "tăng gia" để tăng thu nhập, ngoài đồng lương ít ỏi. Trung bình nếu nuôi hai con bò cho khoảng 36 lít sữa một ngày và với giá thu mua một lít sữa tươi hiện tại là 12 nghìn đồng, thầy cô cũng đủ sống. Thầy cô giáo đã khó, học sinh còn khổ hơn. Cô giáo Phó Hiệu trưởng Nguyễn Kim Hoa chia sẻ: “Học sinh nội trú ở đây thường được gia đình cho từ 10 đến 20 nghìn đồng mua một tuần. Nói chung các em chỉ đủ ăn rau, có em trót tiêu vào việc gì thì chỉ ăn cơm với muối hoặc bột canh suốt tuần...” Về học lực đầu vào của các em thì trường thường tuyển sinh với số điểm từ 25,5 đến 28,5. Trong khi số điểm vào trường tầm trung bình ở nội thành cũng phải trên 40 điểm. Tuy vậy, trong suốt quá trình học nếu không động viên, khuyến khích thì việc xa rời trường lớp của các em là rất có thể.
Những kết quả bước đầu Nhưng cũng nhờ sự nỗ lực không ngừng của các thầy cô, từ chỗ học sinh yếu kém nên nhiều năm số thí sinh đỗ đại học rất thấp, đến nay tình hình đã khác. Tỷ lệ đỗ đại học đang ngày một được nâng lên. Riêng lớp chất lượng cao có 60-70% các em đỗ đại học. Học sinh và giáo viên của trường đã đạt giải nhì, giải ba trong các cuộc thi của Hà Tây trước đây cũng như Hà Nội mấy năm gần đây. Thầy Bùi Đức Thạnh kể: “Điều an ủi là học sinh của trường rất ngoan. Các em tình cảm lắm. Ở đây không có việc phụ huynh đến nhà thầy cô... Học trò quý thầy mang đến một ít khoai vừa dỡ…quý nhiều, thương lắm!” Điều đặc biệt ở đây là ngôi trường này có rất nhiều những điểm trái ngược so với ở nội thành Hà Nội, khiến cho phụ huynh và học sinh nội thành mơ ước và cũng có điểm khiến ai đã đến đều muốn tha thiết nối vòng tay sẻ chia. Đó là ngôi trường có một mặt bằng rộng tới hàng hecta. Theo đồng chí Phó Hiệu trưởng ở đây cho biết trước đó đã từng rộng tới 4,5 hecta. Cả một không gian rộng với dáng núi, hình đồi và xanh tươi cây lá. Đây là điều mà mọi chốn đô thị “đất chật người đông” phải ao ước. Hơn thế, ở Hà Nội, kêu gọi học trò đi lao động thật không dễ dàng nhưng nếu là những công việc lao động chân tay thì học sinh nơi đây không chỉ nhiệt tình mà còn có kỹ năng và thái độ lao động đáng để nhiều trường phải ao ước. Trước không gian thoáng đãng, trong lành chúng tôi càng hiểu niềm tự hào của thầy trò nơi đây. Thiết nghĩ, giá như ngôi trường nào cũng có được không gian dạy và học cũng như tinh thần vượt khó như mái trường nơi đây thì ắt hẳn sự nghiệp "trồng người" mà Bác Hồ hằng mong đợi sẽ luôn tỏa sáng./.
Những kết quả bước đầu Nhưng cũng nhờ sự nỗ lực không ngừng của các thầy cô, từ chỗ học sinh yếu kém nên nhiều năm số thí sinh đỗ đại học rất thấp, đến nay tình hình đã khác. Tỷ lệ đỗ đại học đang ngày một được nâng lên. Riêng lớp chất lượng cao có 60-70% các em đỗ đại học. Học sinh và giáo viên của trường đã đạt giải nhì, giải ba trong các cuộc thi của Hà Tây trước đây cũng như Hà Nội mấy năm gần đây. Thầy Bùi Đức Thạnh kể: “Điều an ủi là học sinh của trường rất ngoan. Các em tình cảm lắm. Ở đây không có việc phụ huynh đến nhà thầy cô... Học trò quý thầy mang đến một ít khoai vừa dỡ…quý nhiều, thương lắm!” Điều đặc biệt ở đây là ngôi trường này có rất nhiều những điểm trái ngược so với ở nội thành Hà Nội, khiến cho phụ huynh và học sinh nội thành mơ ước và cũng có điểm khiến ai đã đến đều muốn tha thiết nối vòng tay sẻ chia. Đó là ngôi trường có một mặt bằng rộng tới hàng hecta. Theo đồng chí Phó Hiệu trưởng ở đây cho biết trước đó đã từng rộng tới 4,5 hecta. Cả một không gian rộng với dáng núi, hình đồi và xanh tươi cây lá. Đây là điều mà mọi chốn đô thị “đất chật người đông” phải ao ước. Hơn thế, ở Hà Nội, kêu gọi học trò đi lao động thật không dễ dàng nhưng nếu là những công việc lao động chân tay thì học sinh nơi đây không chỉ nhiệt tình mà còn có kỹ năng và thái độ lao động đáng để nhiều trường phải ao ước. Trước không gian thoáng đãng, trong lành chúng tôi càng hiểu niềm tự hào của thầy trò nơi đây. Thiết nghĩ, giá như ngôi trường nào cũng có được không gian dạy và học cũng như tinh thần vượt khó như mái trường nơi đây thì ắt hẳn sự nghiệp "trồng người" mà Bác Hồ hằng mong đợi sẽ luôn tỏa sáng./.
“Sách giáo khoa tặng bạn” mang ý nghĩa nhân văn Cùng đoàn công tác của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Đống Đa (Hà Nội), phóng viên Vietnam+ đã chứng kiến cuộc giao lưu, tặng sách thật cảm động của trường nội thành hướng về trường ngoại thành ở vùng núi còn nhiều khó khăn của Hà Nội. Trước ngày tựu trường, hơn 2.000 cuốn sách đã được trao cho học sinh trường trung học phổ thông Ba Vì. Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Đống Đa cho biết: “Đây là năm thứ ba trường chúng tôi thực hiện chương trình này hướng về các trường bạn ở vùng khó khăn. Giúp bạn là cần thiết song giáo dục quý sách, giáo dục tình cảm cộng đồng tốt đẹp là việc chúng tôi sẽ luôn phát huy. Tặng sách sẽ là một hoạt động truyền thống của nhà trường.” |
Nguyễn Anh (Vietnam+)