Lần đầu tiên, 38 tác giả của Nhóm họa sỹ Sơn ta Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng và đồng nghiệp 38 tác phẩm làm từ sơn ta thuần khiết vào 17 giờ chiều mai, 17/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Nhóm quy tụ những họa sỹ tuổi đời, tuổi nghề, phong cách và quan điểm nghệ thuật khác nhau nhưng có chung tâm huyết với chất liệu sơn ta. Họ tự nguyện liên kết với nhau để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định những giá trị độc đáo của tranh sơn mài Việt Nam.
“Khi nhìn vào tác phẩm của nhóm, họa sỹ sẽ kết nối được với những khuynh hướng khác lạ và tách khỏi những lối vẽ giống mình. Tôi tin vào sự tiến triển, thay đổi nghệ thuật với chất liệu sơn ta trong những triển lãm sau này của Nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam,” họa sỹ Lý Trực Sơn đánh giá.
Theo nghệ sỹ này, sơn ta rất đặc biệt, nó vừa là chất kết dính vừa tự là màu thẫm vào trong. Với cách vẽ nhiều lớp rồi mài phẳng và đánh bóng, vỏ trứng, son, màu, vàng bạc chìm nổi trong một thứ ánh sáng hổ phách, nó cho phép họa sỹ tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau, có thể kỳ ảo, có thể rõ ràng khúc triết, có thể theo phong cách ước lệ, có thể thực hiện những kỹ thuật tưởng như chỉ có sơn dầu mới làm được.
Với tranh sơn mài, việc các họa sỹ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời xưa cùng các nghệ nhân chế được sơn cánh dán, có thể mài như sơn then là một bước ngoặt kỹ thuật, đưa sơn ta từ chất liệu thuần túy mỹ nghệ tới một vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. Cho tới nay, thành tựu của hội họa Việt Nam có sự đóng góp lớn của tranh sơn mài.
“Trải qua thời gian và nhiều tìm tòi có ý thức hoặc mày mò của các họa sỹ, sơn ta ngày càng chứng tỏ khả năng vô tận trong hội họa. Nó cũng thu hút ngày càng nhiều họa sỹ tham gia vào loại nghệ thuật với thứ nhựa cây tuyệt vời chỉ có ở Phú Thọ. Phúc lành của thiên nhiên nước nhà và công lao mở đường của tiền bối trong nghề đã không bị bỏ uổng,” họa sỹ Lý Trực Sơn khẳng định.
Triển lãm sẽ mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 24/7./.
Nhóm quy tụ những họa sỹ tuổi đời, tuổi nghề, phong cách và quan điểm nghệ thuật khác nhau nhưng có chung tâm huyết với chất liệu sơn ta. Họ tự nguyện liên kết với nhau để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định những giá trị độc đáo của tranh sơn mài Việt Nam.
“Khi nhìn vào tác phẩm của nhóm, họa sỹ sẽ kết nối được với những khuynh hướng khác lạ và tách khỏi những lối vẽ giống mình. Tôi tin vào sự tiến triển, thay đổi nghệ thuật với chất liệu sơn ta trong những triển lãm sau này của Nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam,” họa sỹ Lý Trực Sơn đánh giá.
Theo nghệ sỹ này, sơn ta rất đặc biệt, nó vừa là chất kết dính vừa tự là màu thẫm vào trong. Với cách vẽ nhiều lớp rồi mài phẳng và đánh bóng, vỏ trứng, son, màu, vàng bạc chìm nổi trong một thứ ánh sáng hổ phách, nó cho phép họa sỹ tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau, có thể kỳ ảo, có thể rõ ràng khúc triết, có thể theo phong cách ước lệ, có thể thực hiện những kỹ thuật tưởng như chỉ có sơn dầu mới làm được.
Với tranh sơn mài, việc các họa sỹ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời xưa cùng các nghệ nhân chế được sơn cánh dán, có thể mài như sơn then là một bước ngoặt kỹ thuật, đưa sơn ta từ chất liệu thuần túy mỹ nghệ tới một vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. Cho tới nay, thành tựu của hội họa Việt Nam có sự đóng góp lớn của tranh sơn mài.
“Trải qua thời gian và nhiều tìm tòi có ý thức hoặc mày mò của các họa sỹ, sơn ta ngày càng chứng tỏ khả năng vô tận trong hội họa. Nó cũng thu hút ngày càng nhiều họa sỹ tham gia vào loại nghệ thuật với thứ nhựa cây tuyệt vời chỉ có ở Phú Thọ. Phúc lành của thiên nhiên nước nhà và công lao mở đường của tiền bối trong nghề đã không bị bỏ uổng,” họa sỹ Lý Trực Sơn khẳng định.
Triển lãm sẽ mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 24/7./.
Xuân Mai (Vietnam+)