Ngày 25/8, Nhóm Tiếp xúc về Libya (LCG) đã bắt đầu họp tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham dự của các quan chức cấp cao từ 29 quốc gia và 7 tổ chức quốc tế.
Nội dung cuộc họp xoay quanh vấn đề ủng hộ tài chính cho Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) tại Libya và người dân nước này, công tác bảo vệ dân thường, sự chuyển giao dân chủ và nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu cũng như cứu trợ nhân đạo.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Ngoại trưởng nước chủ nhà Ahmet Davutoglu đã lên tiếng hoàn toàn ủng hộ NTC. Ông kêu gọi thượng cờ của NTC tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Bên cạnh đó, ông Davutoglu cũng hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế có hành động dỡ bỏ phong tỏa tài sản của Libya "để phục vụ lợi ích của nhân dân Libya."
Hồi tháng Hai vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết đóng băng các tài sản bằng tiền mặt, bất động sản... trị giá hàng tỷ USD của chính quyền Muammar Gaddafi tại các nước phương Tây.
Tại hội nghị trên, các nhà ngoại giao thảo luận đề nghị của Pháp tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng của LCG tại thủ đô Paris nhằm xem xét hoạch định một kế hoạch hỗ trợ cho chính quyền mới ở Tripoli.
Trước đó, ngày 24/8, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã mời các quốc gia mà ông coi là "bằng hữu của Libya" tới Paris ngày 1/9 để bàn thảo về tương lai của Libya thời hậu Gaddafi.
Liên minh châu Phi (AU) sẽ tổ chức hội nghị cấp cao bất thường tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào ngày 26/8 để thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Libya và tìm kiến giải pháp hòa bình đối với quốc gia này.
Tại hội nghị tới, các nhà lãnh đạo châu Phi sẽ tập trung thảo luận về tình hình Libya, vạch ra một lộ trình của AU cho tiến trình hòa bình, dân chủ và thành lập chính phủ tương lai ở Libya, cũng như công cuộc tái thiết tại quốc gia Bắc Phi này. Hội nghị tới cũng xem xét và đưa ra quyết định liệu có công nhận NTC là chính phủ mới của Libya hay không.
Cùng ngày, Liên đoàn Arập (AL) cho rằng đã đến lúc Libya lấy lại vị trí thường trực tại hội đồng của liên đoàn. Tổng Thư ký AL Nabil al-Arabi cho biết các nước Arập đã đạt nhất trí về việc này tại cuộc họp Ngoại trưởng AL gần đây ở Doha, Qatar.
Trước đó, AL đã cấm Libya tham dự các cuộc họp của Liên đoàn cho tới khi Tripoli đáp ứng các đòi hỏi của người biểu tình. Theo ông Arabi, ngày 27/8 tới, NTC sẽ lần đầu tiên tham gia một hội nghị của AL tại Cairo, Ai Cập. Cuộc họp này dự kiến sẽ thảo luận các sự kiện ở Libya và Syria.
Tuy nhiên, AL không khẳng định rằng động thái trên là một sự thừa nhận chính thức NTC vì "AL không phải là một quốc gia để thừa nhận Libya hay không."
Trong khi đó, Burkina Faso, Chad và Ethiopia là những nước mới nhất công nhận NTC, trong khi Philippines tuyên bố sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế hỗ trợ công cuộc tái thiết ở Libya. Trước đó đã có ít nhất 32 nước công nhận NTC.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Milan (Italy) ngày 25/8, Chủ tịch NTC Mahmud Jibril kêu gọi sự giúp đỡ tài chính khẩn cấp của quốc tế, đồng thời khẳng định khó khăn lớn nhất đối với NTC là "không có khả năng cung cấp các dịch vụ và trả lương" trong thời kỳ hậu Gaddafi.
Ngay sau đó, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã thông báo Rome cam kết trao khoản tiền 350 triệu euro thuộc các quỹ của Libya tại các ngân hàng ở Italy cho lực lượng đối lập tại Libya vào tuần tới./.
Nội dung cuộc họp xoay quanh vấn đề ủng hộ tài chính cho Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) tại Libya và người dân nước này, công tác bảo vệ dân thường, sự chuyển giao dân chủ và nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu cũng như cứu trợ nhân đạo.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Ngoại trưởng nước chủ nhà Ahmet Davutoglu đã lên tiếng hoàn toàn ủng hộ NTC. Ông kêu gọi thượng cờ của NTC tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Bên cạnh đó, ông Davutoglu cũng hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế có hành động dỡ bỏ phong tỏa tài sản của Libya "để phục vụ lợi ích của nhân dân Libya."
Hồi tháng Hai vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết đóng băng các tài sản bằng tiền mặt, bất động sản... trị giá hàng tỷ USD của chính quyền Muammar Gaddafi tại các nước phương Tây.
Tại hội nghị trên, các nhà ngoại giao thảo luận đề nghị của Pháp tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng của LCG tại thủ đô Paris nhằm xem xét hoạch định một kế hoạch hỗ trợ cho chính quyền mới ở Tripoli.
Trước đó, ngày 24/8, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã mời các quốc gia mà ông coi là "bằng hữu của Libya" tới Paris ngày 1/9 để bàn thảo về tương lai của Libya thời hậu Gaddafi.
Liên minh châu Phi (AU) sẽ tổ chức hội nghị cấp cao bất thường tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào ngày 26/8 để thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Libya và tìm kiến giải pháp hòa bình đối với quốc gia này.
Tại hội nghị tới, các nhà lãnh đạo châu Phi sẽ tập trung thảo luận về tình hình Libya, vạch ra một lộ trình của AU cho tiến trình hòa bình, dân chủ và thành lập chính phủ tương lai ở Libya, cũng như công cuộc tái thiết tại quốc gia Bắc Phi này. Hội nghị tới cũng xem xét và đưa ra quyết định liệu có công nhận NTC là chính phủ mới của Libya hay không.
Cùng ngày, Liên đoàn Arập (AL) cho rằng đã đến lúc Libya lấy lại vị trí thường trực tại hội đồng của liên đoàn. Tổng Thư ký AL Nabil al-Arabi cho biết các nước Arập đã đạt nhất trí về việc này tại cuộc họp Ngoại trưởng AL gần đây ở Doha, Qatar.
Trước đó, AL đã cấm Libya tham dự các cuộc họp của Liên đoàn cho tới khi Tripoli đáp ứng các đòi hỏi của người biểu tình. Theo ông Arabi, ngày 27/8 tới, NTC sẽ lần đầu tiên tham gia một hội nghị của AL tại Cairo, Ai Cập. Cuộc họp này dự kiến sẽ thảo luận các sự kiện ở Libya và Syria.
Tuy nhiên, AL không khẳng định rằng động thái trên là một sự thừa nhận chính thức NTC vì "AL không phải là một quốc gia để thừa nhận Libya hay không."
Trong khi đó, Burkina Faso, Chad và Ethiopia là những nước mới nhất công nhận NTC, trong khi Philippines tuyên bố sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế hỗ trợ công cuộc tái thiết ở Libya. Trước đó đã có ít nhất 32 nước công nhận NTC.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Milan (Italy) ngày 25/8, Chủ tịch NTC Mahmud Jibril kêu gọi sự giúp đỡ tài chính khẩn cấp của quốc tế, đồng thời khẳng định khó khăn lớn nhất đối với NTC là "không có khả năng cung cấp các dịch vụ và trả lương" trong thời kỳ hậu Gaddafi.
Ngay sau đó, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã thông báo Rome cam kết trao khoản tiền 350 triệu euro thuộc các quỹ của Libya tại các ngân hàng ở Italy cho lực lượng đối lập tại Libya vào tuần tới./.
(TTXVN/Vietnam+)