Ngày 11/12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Nguồn: TTXVN)
Năm 2018, Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Việt Nam với du khách nước ngoài. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận vào ngày 5/12/2013. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tháng 12/1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản văn hoá thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Hội Gióng là một Lễ hội truyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8000 lễ hội của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 16/11/2010. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tháng 12/1999. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận vào ngày 6/12/2012. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Nhã nhạc cung đình Huế, Di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11/2003, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Dân ca Quan họ, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN)
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, ngày 23/6/2014. Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)