Đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2011 sau một năm phục hồi khá mong manh sau "bão" tài chính, Phòng phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí "Nhà kinh tế" mới đây cho rằng mặc dù nguy cơ suy thoái kép đã phần nào được đẩy lùi, song nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Tuy nhiên, cho đến nay, các công ty vẫn không muốn thuê thêm lao động vì họ chưa tin vào nhu cầu trong tương lai. Nhưng ngược lại, thiếu việc làm lại khiến người tiêu dùng Mỹ không sẵn sàng chi tiêu. Nếu vòng luẩn quẩn này không được phá vỡ, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính công cũng gặp không ít khó khăn khi nghị sỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn đang bất đồng ý kiến về các giải pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng hoà không muốn tăng thuế, trong khi đảng Dân chủ không chấp nhận việc cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang đối mặt với những chỉ trích vì đã thực hiện nới lỏng tiền tệ lần thứ hai. Trong năm 2011, đồng USD có thể tăng giá mạnh hơn do cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, thị trường địa ốc cũng là một yếu tố gây khó khăn cho kinh tế Mỹ. Trong quý 3 năm 2010 vừa qua, giá nhà thấp hơn khoảng 30% so với thời kỳ đỉnh điểm trong năm 2006.
Nhiều hộ gia đình phải hạn chế chi tiêu do những tổn thất từ sự sụt giảm giá nhà này. Số nhà bán được tăng nhưng vẫn thấp hơn mức trước đây vì những người định mua nhà đều gặp khó khăn do tín dụng bị thắt chặt và tình hình việc làm không ổn định.
Các nhà phân tích thuộc EIU cũng cho rằng cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11 vừa qua đã trao quyền kiểm soát Hạ viện cho đảng Cộng hòa và giảm thế đa số ở Thượng viện của đảng Dân chủ cũng tạo nên những thách thức trong quá trình lập pháp.
Tổng thống Barack Obama sẽ khó khăn hơn trong việc đưa ra những chính sách trong nửa cuối nhiệm kỳ của mình./.
Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Tuy nhiên, cho đến nay, các công ty vẫn không muốn thuê thêm lao động vì họ chưa tin vào nhu cầu trong tương lai. Nhưng ngược lại, thiếu việc làm lại khiến người tiêu dùng Mỹ không sẵn sàng chi tiêu. Nếu vòng luẩn quẩn này không được phá vỡ, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính công cũng gặp không ít khó khăn khi nghị sỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn đang bất đồng ý kiến về các giải pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng hoà không muốn tăng thuế, trong khi đảng Dân chủ không chấp nhận việc cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang đối mặt với những chỉ trích vì đã thực hiện nới lỏng tiền tệ lần thứ hai. Trong năm 2011, đồng USD có thể tăng giá mạnh hơn do cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, thị trường địa ốc cũng là một yếu tố gây khó khăn cho kinh tế Mỹ. Trong quý 3 năm 2010 vừa qua, giá nhà thấp hơn khoảng 30% so với thời kỳ đỉnh điểm trong năm 2006.
Nhiều hộ gia đình phải hạn chế chi tiêu do những tổn thất từ sự sụt giảm giá nhà này. Số nhà bán được tăng nhưng vẫn thấp hơn mức trước đây vì những người định mua nhà đều gặp khó khăn do tín dụng bị thắt chặt và tình hình việc làm không ổn định.
Các nhà phân tích thuộc EIU cũng cho rằng cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11 vừa qua đã trao quyền kiểm soát Hạ viện cho đảng Cộng hòa và giảm thế đa số ở Thượng viện của đảng Dân chủ cũng tạo nên những thách thức trong quá trình lập pháp.
Tổng thống Barack Obama sẽ khó khăn hơn trong việc đưa ra những chính sách trong nửa cuối nhiệm kỳ của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)