Theo Reuters, Tripoli có thể sụp đổ và cuộc chiến Libya đi đến hồi kết. Tuy nhiên, ngay cả khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi tránh được một kết cục đẫm máu thì sự ra đi của ông có thể vẫn mở màn cho một giai đoạn mới đầy bất ổn và bấp bênh ở đất nước này.
Ngày 16/8, lực lượng nổi dậy ở Libya tuyên bố đã thành công trong việc chặn mọi ngả đường dẫn tới thủ đô sau khi nhanh chóng giành thắng lợi tại miền Tây. Việc một quan chức an ninh cấp cao của Gaddafi đào ngũ càng làm rõ nét hơn thảm cảnh sụp đổ của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, các công ty dầu lửa và các nước phương Tây lo ngại rằng lực lượng nổi dậy vẫn bị chia rẽ do bất đồng nội bộ, từ đó có thể dẫn đến các cuộc giao tranh mới, gây hại cho sự phục hồi sau chiến tranh và việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu.
Mặc dù một số nguồn tin cho biết các thành viên của lực lượng nổi dậy và chính phủ đã bí mật gặp gỡ tại Tunisia, trong đó có cả đặc phái viên của Liên hợp quốc, song nhiều người vẫn tự hỏi liệu Gaddafi và các con trai của ông ta có từ bỏ quyền lực hay không ngay cả khi đã được miễn truy tố. Cái chết của Gaddafi chưa chắc đã làm chấm dứt ảnh hưởng của gia đình ông trên chính trường Libya.
Hayat Alvi, giảng viên khoa Chính trị Trung Đông của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, nói: "Cho đến hơi thở cuối cùng, Gaddafi sẽ vẫn còn rất nhiều mánh khóe. Ông ta sẽ chỉ dẫn cho các con trai và những người trung thành với mình - đặc biệt là những người còn lại trong lực lượng an ninh - cách tạo ra càng nhiều chướng ngại vật trên đường đi của lực lượng nổi dậy và của chính phủ chuyển tiếp càng tốt, cho dù ông ta không còn nữa."
Các công ty dầu lửa lo ngại rằng cho dù cuộc chiến này kết thúc một cách dễ dàng thì Libya cũng vẫn phải đối mặt với một thời kỳ hỗn loạn hơn. Hơn thế nữa, các công ty này sợ rằng sự sụp đổ của chế độ Gaddafi sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến mới và phức tạp hơn. Một cuộc đấu đá chính trị sẽ khiến cho môi trường kinh doanh không thể trở lại như thời kỳ trước chiến tranh.
Một cố vấn về rủi ro cho phương Tây, người đã tư vấn cho nhiều công ty lớn đầu tư vào Libya, nói: "Tất nhiên, Libya sẽ không thể yên bình hơn nếu Gaddafi ra đi."
Trong một báo cáo hồi tháng 7/2011, các chuyên gia dầu lửa của công ty Wood Mackenzie ước tính sau khi Gaddafi sụp đổ, Libya phải mất 36 tháng mới có thể khôi phục sản lượng dầu 1,6 triệu thùng/ngày, chiếm gần 2% tổng sản lượng dầu thế giới.
Một chuyên gia về an ninh và quản lý dầu mỏ cho biết: "Ngay cả khi Gaddafi ra đi cũng khó một thời kỳ chuyển giao suôn sẻ. Việc xóa bỏ một nhà độc tài (Gaddafi), loại bỏ bộ máy an ninh của ông ta sẽ khiến chúng ta rơi vào một kịch bản giống như Iraq, và hãy xem tiến trình này mất bao nhiêu lâu."
Saddam Hussein bị lật đổ cách đây hơn 8 năm, nhưng hiện giờ đất nước Iraq vẫn hết sức lộn xộn. Các nước phương Tây xem ra cũng rất lưỡng lự khi phải can dự sâu hơn vào Libya thời hậu Gaddafi. Với những nước phương Tây đã kiệt sức vì cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, hơn thế nữa lại đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và thậm chí là nguy cơ bất ổn dân sự ở trong nước ngày càng tăng, hầu như không ai tin rằng họ muốn duy trì một lực lượng lớn binh lính gìn giữ hòa bình trong nhiều năm.
Mặc dù Libya không có sự chia rẽ bè phái giống như giữa người Sunni và người Shi'ite ở Iraq, song nước này lại có sự chia rẽ bộ tộc phức tạp, có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột. Các cuộc xung đột bạo lực và những thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với các cơ sở khai thác dầu không phải là nỗi lo lắng duy nhất đối với các công ty dầu lửa, những công ty đã nhiều năm tìm cách ve vãn Gaddafi nhằm tiếp cận các nguồn dầu.
Trong không khí nóng bỏng của đất nước Libya thời hậu chiến, các công ty này lo ngại hàng loạt hợp đồng sẽ phải đàm phán lại và những bí mật trước đây sẽ bị phơi bày.
Một cố vấn về rủi ro chính trị, yêu cầu giấu tên, nói: "Nguy cơ lớn nhất đối với các công ty dầu lửa là chế độ mới chắc chắn sẽ điều tra xem các công ty đã phải trả giá bao nhiêu để giành được các hợp đồng với Gaddafi. Các công ty này hoặc sẽ phải một lần nữa mất thêm tiền, hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ thông tin bị phơi bày trước công chúng và cuối cùng là phải ra hầu tòa tại Mỹ và châu Âu"./.
Ngày 16/8, lực lượng nổi dậy ở Libya tuyên bố đã thành công trong việc chặn mọi ngả đường dẫn tới thủ đô sau khi nhanh chóng giành thắng lợi tại miền Tây. Việc một quan chức an ninh cấp cao của Gaddafi đào ngũ càng làm rõ nét hơn thảm cảnh sụp đổ của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, các công ty dầu lửa và các nước phương Tây lo ngại rằng lực lượng nổi dậy vẫn bị chia rẽ do bất đồng nội bộ, từ đó có thể dẫn đến các cuộc giao tranh mới, gây hại cho sự phục hồi sau chiến tranh và việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu.
Mặc dù một số nguồn tin cho biết các thành viên của lực lượng nổi dậy và chính phủ đã bí mật gặp gỡ tại Tunisia, trong đó có cả đặc phái viên của Liên hợp quốc, song nhiều người vẫn tự hỏi liệu Gaddafi và các con trai của ông ta có từ bỏ quyền lực hay không ngay cả khi đã được miễn truy tố. Cái chết của Gaddafi chưa chắc đã làm chấm dứt ảnh hưởng của gia đình ông trên chính trường Libya.
Hayat Alvi, giảng viên khoa Chính trị Trung Đông của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, nói: "Cho đến hơi thở cuối cùng, Gaddafi sẽ vẫn còn rất nhiều mánh khóe. Ông ta sẽ chỉ dẫn cho các con trai và những người trung thành với mình - đặc biệt là những người còn lại trong lực lượng an ninh - cách tạo ra càng nhiều chướng ngại vật trên đường đi của lực lượng nổi dậy và của chính phủ chuyển tiếp càng tốt, cho dù ông ta không còn nữa."
Các công ty dầu lửa lo ngại rằng cho dù cuộc chiến này kết thúc một cách dễ dàng thì Libya cũng vẫn phải đối mặt với một thời kỳ hỗn loạn hơn. Hơn thế nữa, các công ty này sợ rằng sự sụp đổ của chế độ Gaddafi sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến mới và phức tạp hơn. Một cuộc đấu đá chính trị sẽ khiến cho môi trường kinh doanh không thể trở lại như thời kỳ trước chiến tranh.
Một cố vấn về rủi ro cho phương Tây, người đã tư vấn cho nhiều công ty lớn đầu tư vào Libya, nói: "Tất nhiên, Libya sẽ không thể yên bình hơn nếu Gaddafi ra đi."
Trong một báo cáo hồi tháng 7/2011, các chuyên gia dầu lửa của công ty Wood Mackenzie ước tính sau khi Gaddafi sụp đổ, Libya phải mất 36 tháng mới có thể khôi phục sản lượng dầu 1,6 triệu thùng/ngày, chiếm gần 2% tổng sản lượng dầu thế giới.
Một chuyên gia về an ninh và quản lý dầu mỏ cho biết: "Ngay cả khi Gaddafi ra đi cũng khó một thời kỳ chuyển giao suôn sẻ. Việc xóa bỏ một nhà độc tài (Gaddafi), loại bỏ bộ máy an ninh của ông ta sẽ khiến chúng ta rơi vào một kịch bản giống như Iraq, và hãy xem tiến trình này mất bao nhiêu lâu."
Saddam Hussein bị lật đổ cách đây hơn 8 năm, nhưng hiện giờ đất nước Iraq vẫn hết sức lộn xộn. Các nước phương Tây xem ra cũng rất lưỡng lự khi phải can dự sâu hơn vào Libya thời hậu Gaddafi. Với những nước phương Tây đã kiệt sức vì cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, hơn thế nữa lại đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và thậm chí là nguy cơ bất ổn dân sự ở trong nước ngày càng tăng, hầu như không ai tin rằng họ muốn duy trì một lực lượng lớn binh lính gìn giữ hòa bình trong nhiều năm.
Mặc dù Libya không có sự chia rẽ bè phái giống như giữa người Sunni và người Shi'ite ở Iraq, song nước này lại có sự chia rẽ bộ tộc phức tạp, có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột. Các cuộc xung đột bạo lực và những thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với các cơ sở khai thác dầu không phải là nỗi lo lắng duy nhất đối với các công ty dầu lửa, những công ty đã nhiều năm tìm cách ve vãn Gaddafi nhằm tiếp cận các nguồn dầu.
Trong không khí nóng bỏng của đất nước Libya thời hậu chiến, các công ty này lo ngại hàng loạt hợp đồng sẽ phải đàm phán lại và những bí mật trước đây sẽ bị phơi bày.
Một cố vấn về rủi ro chính trị, yêu cầu giấu tên, nói: "Nguy cơ lớn nhất đối với các công ty dầu lửa là chế độ mới chắc chắn sẽ điều tra xem các công ty đã phải trả giá bao nhiêu để giành được các hợp đồng với Gaddafi. Các công ty này hoặc sẽ phải một lần nữa mất thêm tiền, hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ thông tin bị phơi bày trước công chúng và cuối cùng là phải ra hầu tòa tại Mỹ và châu Âu"./.
(Vietnam+)