Từ lâu, ở nội thành Hà Nội, Tết đến xuân về, người ta quen với việc chạy ù ra phố, mua một cặp bánh chưng về bày biện trên ban thờ. Việc rửa lá dong, ngâm gạo, đỗ… chả mấy ai làm nữa.
Nhưng, trên nhiều ngóc ngách nhỏ của thành phố xô bồ này, còn rất nhiều người muốn níu giữ hồn Tết quê trong nhịp điệu ồn ào của cuộc sống.
Đã gần cả chục năm nay, bao giờ cũng thế, cứ đến 23 tháng Chạp, cả đại gia đình của chị Trần Thị Nhung (Quan Nhân, Thanh Xuân) lại nhộn nhịp hẳn lên. Sáng sớm, hai cô con gái của chị lại giục mẹ dậy từ khi trời còn chưa tỏ để kịp ra chợ mua lá dong về làm bánh.
Đưa bàn tay lật giở từng chiếc lá rong xanh mướt, chị Nhung tươi cười: “Ngày trước, sống ở quê quen với nếp gói bánh chưng ngày Tết. Chục năm về Hà Nội rồi mà vẫn thấy thiếu nếu không làm.”
Nhiều người hàng xóm bảo chị lẩm cẩm vì ở Hà Nội, cầm tiền chạy ù ra chợ, bánh gì cũng mua được. Nhưng, chị bảo, Tết đến, xuân về, gói bánh cũng là cách níu giữ những nét chân quê giữa lòng thành phố xô bồ này.
Mặc dù nhà không rộng, nhưng bao giờ chị cũng dành một khoảng trong sân để mấy đứa trẻ trong xóm cùng sang gói bánh.
“Mấy đứa nhà tôi, nếu không có nong bánh chưng này sẽ chẳng thể biết thế nào là cái Tết cổ truyền đích thực. Nên, dù lích kích, rườm rà, nhưng tôi không thể bỏ,” chị Nhung thành thực.
Công đoạn để cho ra một chiếc bánh chưng cũng thật cầu kỳ. Chị Nhung phải chọn lá dong tươi, xanh và không bị nát. Chọn lá xong phải rửa sạch, để cho ráo nước. Gạo nếp phải lựa chọn loại ngon. Đỗ xanh thường được bỏ vỏ, nấu chín và đánh nhuyễn. Thịt lợn nên dùng loại nửa nạc, nửa mỡ để khi luộc, thịt nạc ở lại, thịt mỡ ngấm vào miếng bánh tạo thêm độ ngậy, béo…
Đáng nhớ nhất là khi nồi bánh đầy được bắc lên trên bếp. Những chiếc bánh, vuông có, méo có được mấy mẹ con cho tất vào chiếc nồi áp suất cỡ lớn, đưa lên bếp gas, bật nhỏ lửa.
Mặc dù không được hưởng hơi lửa ấm của bếp củi, nhưng hai cháu con chị Nhung vẫn rất thích thú. Mấy đứa trẻ cứ tranh nhau canh. Nhìn cảnh ấy, chị Nhung bảo như đang được sống trong cái Tết quê nhà.
Thậm chí, nhiều xóm còn rủ nhau nấu những nồi bánh chung bằng bếp củi giữa phố, khiến Hà Nội có những góc rất chân quê, gần gũi.
Những người sống trong khu 5G, tập thể an ninh (Đại An, Hà Đông) năm nào đến gần Tết cũng “cay xè mắt” vì cả xóm rủ nhau nổi lửa ở sân chung.
Cô Nguyễn Thị Mai, năm nay đã 65 tuổi, nhà ở tầng 1 đứng ra nhận mua lá dong, gạo thịt để đến cuối tháng Chạp, gần chục gia đình quanh khu sẽ quây lại cùng gói bánh. Cô Mai tâm sự: “Ở đây, hầu hết là người cùng công tác với nhau lâu năm, cứ Tết về lại bàn nhau tận dụng khoảng sân, dựng bếp nấu bánh.”
Cô cho biết thêm, mấy năm gần đây, số gia đình tham gia vào nồi bánh tập thể ấy ngày càng tăng lên. Cả xóm những ngày ấy như có hội, luôn chân luôn tay. Đến đêm, mỗi nhà cắt cứ mấy đứa trẻ ra trông.
“Ngửi mùi củi cháy ấm nồng, nghe nồi bánh sôi sùng sục, tôi thấy không khí Tết rõ hơn bao giờ hết. Mặc dù đã mấy chục năm xa quê, nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm lòng,” ông Bùi Văn Mạnh, nhà số 410 tâm sự.
Không chỉ nổi lửa nấu bánh chưng, nhiều người Hà Nội dịp này còn thưởng thức nét quê bằng cách đưa con trẻ tới những phiên chợ đậm màu dân gian như chợ trẻ con làng Mọc, Quan Nhân. Chợ được mở đúng vào ngày 27 Tết. Dân làng, đặc biệt là trẻ con rất háo hức với ngày này. Chợ có nhiều mặt hàng phục vụ Tết, nhưng đặc biệt nhất vẫn là các món đồ ăn dân dã.
Với những người con xa quê, năm mới được quây quần bên nồi bánh ấm nồng, đi phiên chợ quê đúng nghĩa là một niềm vui vô cùng khó tả./.
Nhưng, trên nhiều ngóc ngách nhỏ của thành phố xô bồ này, còn rất nhiều người muốn níu giữ hồn Tết quê trong nhịp điệu ồn ào của cuộc sống.
Đã gần cả chục năm nay, bao giờ cũng thế, cứ đến 23 tháng Chạp, cả đại gia đình của chị Trần Thị Nhung (Quan Nhân, Thanh Xuân) lại nhộn nhịp hẳn lên. Sáng sớm, hai cô con gái của chị lại giục mẹ dậy từ khi trời còn chưa tỏ để kịp ra chợ mua lá dong về làm bánh.
Đưa bàn tay lật giở từng chiếc lá rong xanh mướt, chị Nhung tươi cười: “Ngày trước, sống ở quê quen với nếp gói bánh chưng ngày Tết. Chục năm về Hà Nội rồi mà vẫn thấy thiếu nếu không làm.”
Nhiều người hàng xóm bảo chị lẩm cẩm vì ở Hà Nội, cầm tiền chạy ù ra chợ, bánh gì cũng mua được. Nhưng, chị bảo, Tết đến, xuân về, gói bánh cũng là cách níu giữ những nét chân quê giữa lòng thành phố xô bồ này.
Mặc dù nhà không rộng, nhưng bao giờ chị cũng dành một khoảng trong sân để mấy đứa trẻ trong xóm cùng sang gói bánh.
“Mấy đứa nhà tôi, nếu không có nong bánh chưng này sẽ chẳng thể biết thế nào là cái Tết cổ truyền đích thực. Nên, dù lích kích, rườm rà, nhưng tôi không thể bỏ,” chị Nhung thành thực.
Công đoạn để cho ra một chiếc bánh chưng cũng thật cầu kỳ. Chị Nhung phải chọn lá dong tươi, xanh và không bị nát. Chọn lá xong phải rửa sạch, để cho ráo nước. Gạo nếp phải lựa chọn loại ngon. Đỗ xanh thường được bỏ vỏ, nấu chín và đánh nhuyễn. Thịt lợn nên dùng loại nửa nạc, nửa mỡ để khi luộc, thịt nạc ở lại, thịt mỡ ngấm vào miếng bánh tạo thêm độ ngậy, béo…
Đáng nhớ nhất là khi nồi bánh đầy được bắc lên trên bếp. Những chiếc bánh, vuông có, méo có được mấy mẹ con cho tất vào chiếc nồi áp suất cỡ lớn, đưa lên bếp gas, bật nhỏ lửa.
Mặc dù không được hưởng hơi lửa ấm của bếp củi, nhưng hai cháu con chị Nhung vẫn rất thích thú. Mấy đứa trẻ cứ tranh nhau canh. Nhìn cảnh ấy, chị Nhung bảo như đang được sống trong cái Tết quê nhà.
Thậm chí, nhiều xóm còn rủ nhau nấu những nồi bánh chung bằng bếp củi giữa phố, khiến Hà Nội có những góc rất chân quê, gần gũi.
Những người sống trong khu 5G, tập thể an ninh (Đại An, Hà Đông) năm nào đến gần Tết cũng “cay xè mắt” vì cả xóm rủ nhau nổi lửa ở sân chung.
Cô Nguyễn Thị Mai, năm nay đã 65 tuổi, nhà ở tầng 1 đứng ra nhận mua lá dong, gạo thịt để đến cuối tháng Chạp, gần chục gia đình quanh khu sẽ quây lại cùng gói bánh. Cô Mai tâm sự: “Ở đây, hầu hết là người cùng công tác với nhau lâu năm, cứ Tết về lại bàn nhau tận dụng khoảng sân, dựng bếp nấu bánh.”
Cô cho biết thêm, mấy năm gần đây, số gia đình tham gia vào nồi bánh tập thể ấy ngày càng tăng lên. Cả xóm những ngày ấy như có hội, luôn chân luôn tay. Đến đêm, mỗi nhà cắt cứ mấy đứa trẻ ra trông.
“Ngửi mùi củi cháy ấm nồng, nghe nồi bánh sôi sùng sục, tôi thấy không khí Tết rõ hơn bao giờ hết. Mặc dù đã mấy chục năm xa quê, nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm lòng,” ông Bùi Văn Mạnh, nhà số 410 tâm sự.
Không chỉ nổi lửa nấu bánh chưng, nhiều người Hà Nội dịp này còn thưởng thức nét quê bằng cách đưa con trẻ tới những phiên chợ đậm màu dân gian như chợ trẻ con làng Mọc, Quan Nhân. Chợ được mở đúng vào ngày 27 Tết. Dân làng, đặc biệt là trẻ con rất háo hức với ngày này. Chợ có nhiều mặt hàng phục vụ Tết, nhưng đặc biệt nhất vẫn là các món đồ ăn dân dã.
Với những người con xa quê, năm mới được quây quần bên nồi bánh ấm nồng, đi phiên chợ quê đúng nghĩa là một niềm vui vô cùng khó tả./.
Sơn Bách (Vietnam+)