2012 sẽ không phải là năm thảm họa như quan niệm của người Maya hay như trong bộ phim của Hollywood. Hãy cùng Vietnam+ điểm qua những sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao nổi bật trên thế giới trong năm 2012. Lễ kỷ niệm kim cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II Vào ngày 6/2 tới, Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ kỷ niệm 60 năm kể từ khi lên ngôi, sau khi phụ thân bà là Vua George VI qua đời ngày 6/2/1952. Nữ hoàng Elizabeth II có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary, sinh ngày 21/4/1926, kết hôn với Hoàng thân Phillips năm 1947 và có 8 người con. Bà chính là một trong những người trị vì nước Anh lâu nhất, chỉ sau Nữ hoàng Victoria (63 năm, 217 ngày). Trong dịp kỷ niệm 60 năm ngồi trên ngai vàng, bà sẽ có một chuyến đi khắp nước Anh và gặp gỡ nhiều nhân vật lớn. Bầu cử sớm tại Hy Lạp Cũng trong tháng Hai, cả châu Âu sẽ hướng về cuộc bầu cử Quốc hội sớm ở Hy Lạp tổ chức ngày 19/2. Sở dĩ cuộc bầu cử này được chú ý là bởi Hy Lạp chính là một trong những ngòi nổ của cuộc khủng hoảng nợ công đe dọa phá vỡ khối sử dụng đồng tiền chung Euro. Cuộc bầu cử sớm được coi là sẽ định đoạt tương lai của nước này sau những bất ổn xã hội lớn chưa từng có trong năm 2011. Bầu cử Quốc hội sớm ở Iran Iran cũng chính là một trong những điểm nóng vào đầu năm với cuộc bầu cử Quốc hội sớm ngày 2/3. Hiện căng thẳng giữa Iran và phương Tây ngày một tăng cao, nhất là sau những cuộc tập trận gần đây của quốc gia Hồi giáo này ở eo biển Hormuz. Vì thế, cuộc bầu cử Quốc hội cũng sẽ thể hiện chính sách của nước này trong tương lai, tùy thuộc vào việc đảng phái nào sẽ giành được chiến thắng. Bầu cử Tống thống Nga
Tâm điểm của tháng Ba sẽ là cuộc chạy đua vào điện Kremlin, diễn ra ngày 4/3. Cho dù uy tín có phần sụt giảm song Thủ tướng Vladimir Putin vẫn tràn đầy cơ hội để trở thành Tổng thống Nga một lần nữa bởi ông không có những đối trọng thực sự. Theo kết quả điều tra mới nhất do Quỹ Dư luận Xã hội thực hiện, 52% cử tri được hỏi đều ủng hộ Thủ tướng Putin trở lại làm tổng thống của Liên bang Nga (giảm so với mức 56% số người ủng hộ vào cuối năm 2010 và tăng so với đầu tháng 12 qua là 42%). Cuộc đua giành ghế Tổng thống Pháp Pháp là một trong bốn nước thuộc Hội đồng Bảo an sẽ có lãnh đạo mới trong năm 2012, với cuộc chạy đua giữa đương kim Tổng thống Nikolas Sarkozy với ứng cử viên của đảng Xã hội, Francois Hollande và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen. Cuộc bầu cử sẽ được tổ chức từ 22/4 đến ngày 6/5. Trong những cuộc trưng cầu gần đây thì ông Hollande đang có phần chiếm ưu thế và sẽ không ngạc nhiên nếu như điện Champs Elysee sẽ có ông chủ mới. Vòng chung kết Euro 2012 Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2012) sẽ khởi tranh từ ngày 8/6 và kết thúc ngày 1/7 tại Ba Lan và Ukraine. Hai quốc gia Đông Âu này đã từng bị nghi ngờ về khả năng tổ chức thành công ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu, do sự chậm chễ trong quá trình xây dựng các sân vận động cho giải đấu. Song UEFA đã khẳng định vòng chung kết sẽ diễn ra suôn sẻ. Trên sân cỏ, đương kim Tây Ban Nha sẽ đối mặt với các thách thức từ Đức, Hà Lan, Anh hay Italy. Hội nghị về phát triển bền vững (Rio+20) Thành phố Rio de Janeiro của Brazil sẽ là một trong những tâm điểm của mùa Hè với hội nghị về phát triển bền vững diễn ra trong ba ngày từ 20 đến 22/6. Đây sẽ là một diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các quốc gia thành viên sẵn sàng cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức về phát triển mà thế giới đang phải đối mặt. Thúc đẩy phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung trên toàn cầu chính là một trong bốn trọng tâm mà LHQ nêu ra trong năm 2012 này. Olympic mùa Hè London 2012 Bên cạnh Euro 2012, năm nay sẽ còn một sự kiện thể thao lớn khác là Olympic London 2012 diễn ra từ 22/7 đến 12/8 tại thủ đô nước Anh. Đây là một cuộc tranh tài mang tính toàn cầu ở cấp cao nhất, mà đôi khi còn vượt qua tính chất của một cuộc thi đấu thể thao đơn thuần. Năm 2008, với tư cách chủ nhà, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu toàn đoàn với 100 huy chương các loại. Lần này, liệu các cường quốc khác như Mỹ hay Nga có lấy lại vị thế cũ của mình? Xét về mặt cá nhân, Usain Bolt và Michael Phelps sẽ là những cái tên được trông đợi nhiều nhất. Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Năm 2011, Mỹ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Iraq, và đến tháng 9 năm 2012 thì sẽ là rút quân khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến chống khủng bố do ông George Bush phát động vào năm 2001. Đây là một kết cục không thể tránh khỏi. Sau 10 năm chiến đấu, Washington thấy có quá ít lợi ích lâu dài tại đây. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Afghanistan có thể trở lại với bản chất ương bướng trước đây của nước này. Giống như Baghdad, Kabul chắc chắn sẽ vẫn làm Washington phải đau đầu. Bầu cử Tổng thống Mỹ Hai tháng sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Afghanistan thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng chính thức bắt đầu vào ngày 6/11. Và dường như, việc rút quân khỏi Iraq cũng như Afghanistan cũng là một lộ trình trong kế hoạch tranh cử của đương kim Tổng thống Barack Obama. Đối chủ chính của ông Obama vẫn chưa được xác định. Song trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về kinh tế và chiến lược toàn cầu, dù ai trở thành ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp về chính sách mới có thể giải quyết được những khó khăn trên cả hai mặt trận đối nội và đối ngoại./.
Tâm điểm của tháng Ba sẽ là cuộc chạy đua vào điện Kremlin, diễn ra ngày 4/3. Cho dù uy tín có phần sụt giảm song Thủ tướng Vladimir Putin vẫn tràn đầy cơ hội để trở thành Tổng thống Nga một lần nữa bởi ông không có những đối trọng thực sự. Theo kết quả điều tra mới nhất do Quỹ Dư luận Xã hội thực hiện, 52% cử tri được hỏi đều ủng hộ Thủ tướng Putin trở lại làm tổng thống của Liên bang Nga (giảm so với mức 56% số người ủng hộ vào cuối năm 2010 và tăng so với đầu tháng 12 qua là 42%). Cuộc đua giành ghế Tổng thống Pháp Pháp là một trong bốn nước thuộc Hội đồng Bảo an sẽ có lãnh đạo mới trong năm 2012, với cuộc chạy đua giữa đương kim Tổng thống Nikolas Sarkozy với ứng cử viên của đảng Xã hội, Francois Hollande và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen. Cuộc bầu cử sẽ được tổ chức từ 22/4 đến ngày 6/5. Trong những cuộc trưng cầu gần đây thì ông Hollande đang có phần chiếm ưu thế và sẽ không ngạc nhiên nếu như điện Champs Elysee sẽ có ông chủ mới. Vòng chung kết Euro 2012 Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2012) sẽ khởi tranh từ ngày 8/6 và kết thúc ngày 1/7 tại Ba Lan và Ukraine. Hai quốc gia Đông Âu này đã từng bị nghi ngờ về khả năng tổ chức thành công ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu, do sự chậm chễ trong quá trình xây dựng các sân vận động cho giải đấu. Song UEFA đã khẳng định vòng chung kết sẽ diễn ra suôn sẻ. Trên sân cỏ, đương kim Tây Ban Nha sẽ đối mặt với các thách thức từ Đức, Hà Lan, Anh hay Italy. Hội nghị về phát triển bền vững (Rio+20) Thành phố Rio de Janeiro của Brazil sẽ là một trong những tâm điểm của mùa Hè với hội nghị về phát triển bền vững diễn ra trong ba ngày từ 20 đến 22/6. Đây sẽ là một diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các quốc gia thành viên sẵn sàng cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức về phát triển mà thế giới đang phải đối mặt. Thúc đẩy phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung trên toàn cầu chính là một trong bốn trọng tâm mà LHQ nêu ra trong năm 2012 này. Olympic mùa Hè London 2012 Bên cạnh Euro 2012, năm nay sẽ còn một sự kiện thể thao lớn khác là Olympic London 2012 diễn ra từ 22/7 đến 12/8 tại thủ đô nước Anh. Đây là một cuộc tranh tài mang tính toàn cầu ở cấp cao nhất, mà đôi khi còn vượt qua tính chất của một cuộc thi đấu thể thao đơn thuần. Năm 2008, với tư cách chủ nhà, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu toàn đoàn với 100 huy chương các loại. Lần này, liệu các cường quốc khác như Mỹ hay Nga có lấy lại vị thế cũ của mình? Xét về mặt cá nhân, Usain Bolt và Michael Phelps sẽ là những cái tên được trông đợi nhiều nhất. Mỹ rút quân khỏi Afghanistan
Năm 2011, Mỹ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Iraq, và đến tháng 9 năm 2012 thì sẽ là rút quân khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến chống khủng bố do ông George Bush phát động vào năm 2001. Đây là một kết cục không thể tránh khỏi. Sau 10 năm chiến đấu, Washington thấy có quá ít lợi ích lâu dài tại đây. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Afghanistan có thể trở lại với bản chất ương bướng trước đây của nước này. Giống như Baghdad, Kabul chắc chắn sẽ vẫn làm Washington phải đau đầu. Bầu cử Tổng thống Mỹ Hai tháng sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Afghanistan thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng chính thức bắt đầu vào ngày 6/11. Và dường như, việc rút quân khỏi Iraq cũng như Afghanistan cũng là một lộ trình trong kế hoạch tranh cử của đương kim Tổng thống Barack Obama. Đối chủ chính của ông Obama vẫn chưa được xác định. Song trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về kinh tế và chiến lược toàn cầu, dù ai trở thành ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp về chính sách mới có thể giải quyết được những khó khăn trên cả hai mặt trận đối nội và đối ngoại./.