Ngày 22/11, tại tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phối hợp với tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học “20 năm khai thác, phát triển kinh tế-xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên.”
Hội thảo thu hút hơn 150 đại biểu là các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học, các đại diện doanh nghiệp và nông dân.
Hội thảo nhằm đánh giá khách quan các thành tựu đạt được, những khó khăn thách thức đã qua, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình khai thác và phát triển vùng Tứ giác Long Xuyên từ năm 1988 đến nay, tập trung trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp-nông thôn.
Hội thảo cũng làm rõ những khó khăn, thách thức, những vấn đề mới và dự báo sẽ phát sinh trong tương lai, nhất là những tác động bất lợi của thiên nhiên và con người để kiến nghị và làm cơ sở cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp mới, nhằm tạo sự phát triển bền vững và có hiệu quả vùng Tứ giác Long Xuyên trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
70 tham luận trình bày các nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội trong khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên. Từ năm 1988, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên, song song với việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười, nhằm đánh thức tiềm năng dồi dào về đất đai, con người, cây trồng và vật nuôi của vùng.
Nhiều chủ trương mới mang tính sáng tạo của địa phương đã được áp dụng cùng với hệ thống các chính sách đổi mới của Trung ương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã nhanh chóng làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của một vùng đất nghèo trong quá khứ.
Các tỉnh trong vùng đã huy động nhiều nguồn lực từ Trung ương, từ ngân sách địa phương, đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm.” Nhiều chủ trương, giải pháp táo bạo, quyết liệt đã được áp dụng, đặc biệt là các giải pháp xây dựng cơ cấu hạ tầng như đê bao chống lũ, thủy lợi, giao thông... và việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngày nay, vùng tứ giác đã có sự đổi thay đáng kể. Hiện diện tích sản xuất lúa của tỉnh An Giang là hơn 235.000ha. Ở Kiên Giang, sản lượng lúa đạt khoảng 3,5 triệu tấn.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp các giải pháp để phát triển đa dạng vùng Tứ giác Long Xuyên trong điều kiện những biến đổi khí hậu.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trân - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nêu những thành tựu 20 năm của Tứ giác Long Xuyên có tác dụng thúc đẩy để phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho rằng trong giai đoạn tiếp theo, Trung ương cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội cho cả vùng, tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên; nghiên cứu các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với vùng; nghiên cứu cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu luân canh nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng đến vùng nhằm “sống chung với lũ cao”, “sống chung với mặn.”
Ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang cho thấy cái nhìn của nhà kinh doanh trong vùng tứ giác Long Xuyên với thành công của mô hình “cánh đồng mẫu lớn.”
Nông dân Nguyễn Lợi Đức, một tỷ phú trên “rốn phèn” xã Lương An Trà, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang đã thành công trong sản xuất nông nghiệp từ hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển Tứ giác Long Xuyên./.
Hội thảo thu hút hơn 150 đại biểu là các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học, các đại diện doanh nghiệp và nông dân.
Hội thảo nhằm đánh giá khách quan các thành tựu đạt được, những khó khăn thách thức đã qua, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình khai thác và phát triển vùng Tứ giác Long Xuyên từ năm 1988 đến nay, tập trung trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp-nông thôn.
Hội thảo cũng làm rõ những khó khăn, thách thức, những vấn đề mới và dự báo sẽ phát sinh trong tương lai, nhất là những tác động bất lợi của thiên nhiên và con người để kiến nghị và làm cơ sở cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp mới, nhằm tạo sự phát triển bền vững và có hiệu quả vùng Tứ giác Long Xuyên trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
70 tham luận trình bày các nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội trong khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên. Từ năm 1988, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên, song song với việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười, nhằm đánh thức tiềm năng dồi dào về đất đai, con người, cây trồng và vật nuôi của vùng.
Nhiều chủ trương mới mang tính sáng tạo của địa phương đã được áp dụng cùng với hệ thống các chính sách đổi mới của Trung ương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã nhanh chóng làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của một vùng đất nghèo trong quá khứ.
Các tỉnh trong vùng đã huy động nhiều nguồn lực từ Trung ương, từ ngân sách địa phương, đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm.” Nhiều chủ trương, giải pháp táo bạo, quyết liệt đã được áp dụng, đặc biệt là các giải pháp xây dựng cơ cấu hạ tầng như đê bao chống lũ, thủy lợi, giao thông... và việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngày nay, vùng tứ giác đã có sự đổi thay đáng kể. Hiện diện tích sản xuất lúa của tỉnh An Giang là hơn 235.000ha. Ở Kiên Giang, sản lượng lúa đạt khoảng 3,5 triệu tấn.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp các giải pháp để phát triển đa dạng vùng Tứ giác Long Xuyên trong điều kiện những biến đổi khí hậu.
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trân - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nêu những thành tựu 20 năm của Tứ giác Long Xuyên có tác dụng thúc đẩy để phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho rằng trong giai đoạn tiếp theo, Trung ương cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội cho cả vùng, tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên; nghiên cứu các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với vùng; nghiên cứu cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu luân canh nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng đến vùng nhằm “sống chung với lũ cao”, “sống chung với mặn.”
Ông Huỳnh Văn Thòn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang cho thấy cái nhìn của nhà kinh doanh trong vùng tứ giác Long Xuyên với thành công của mô hình “cánh đồng mẫu lớn.”
Nông dân Nguyễn Lợi Đức, một tỷ phú trên “rốn phèn” xã Lương An Trà, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang đã thành công trong sản xuất nông nghiệp từ hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển Tứ giác Long Xuyên./.
Vương Thoại Trung (TTXVN)