Năm 2012, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nợ vẫn đang đe dọa các nước châu Âu, kinh tế toàn cầu với những bước tiến chậm chạp, song việc sáp nhập của các công ty đa quốc gia vẫn rất "nóng." Dưới đây là những thương vụ sáp nhập có giá trị khổng lồ trong năm 2012:
1. Tập đoàn nguyên liệu thô Glencore và công ty khai mỏ Xstrata
Thương vụ trị giá: 32 tỷ USD
Tập đoàn nguyên liệu thô Glencore và công ty khai mỏ Xstrata thảo luận kế hoạch sáp nhập từ năm 2006 và tập đoàn mới sẽ có tổng giá trị thị trường 90 tỷ USD. Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay. Sự thành công của thương vụ này sẽ góp phần định hình lại ngày công nghiệp khai thác tài nguyên trên toàn thế giới.
2. Softbank của Nhật Bản mua lại nhà mạng lớn thứ ba tại Mỹ là Sprint
Thương vụ trị giá: 20,1 tỷ USD
Ngày 15/10, nhà mạng Softbank của Nhật Bản đã chính thức công bố rằng họ sẽ chi 20 tỷ USD để mua lại 70% cổ phần của nhà mạng lớn thứ ba tại Mỹ là Sprint.
Đây là thương vụ sáp nhập có quy mô lớn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm nay. Thương vụ này sẽ giúp SoftBank trở thành một trong ba nhà mạng lớn nhất thế giới.
3. Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mua lại Công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada
Thương vụ trị giá: 15,1 tỷ USD
Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa đồng ý với lời đề nghị mua lại Công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada với hợp đồng chuyển nhượng lên tới 15,1 tỷ USD.
Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất của các công ty Trung Quốc và cũng là thương vụ có giá trị lớn nhất của Canada kể từ năm 2008. Trước những nỗ lực hồi phục kinh tế trên toàn cầu, thương vụ này làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư ở những ngành liên quan.
Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò dư luận tổ chức ngày 16/10, cứ 10 người Canada thì có gần sáu người không muốn công ty dầu và khí đốt Nexen bị thôn tính bởi CNOOC.
4. Eaton mua lại Cooper
Thương vụ trị giá: 13 tỷ USD
Đây là thương vụ có giá trị lớn nhất của công ty Eaton trong suốt 101 năm qua. Sau sáp nhập, công ty mới có tên Eaton Corporation, trụ sở chính đặt tại Ireland.
Thương vụ này thông qua việc sáp nhập các hệ thống, thiết bị điện với thương hiệu đa dạng hóa công nghiệp, hệ thống phân phối và sức ảnh hưởng trên toàn cầu của Cooper, tạo nên một công ty hàng đầu thế giới về quản lý điện, thay đổi lịch sử của ngành công nghiệp điện trên toàn cầu.
Eaton là công ty quản lý năng lượng toàn cầu và là nhà sản xuất công cụ tiêu thụ năng lượng hiệu quả.
5. Nestle mua lại Pfizer Nutrition
Ngày 23/4, hãng sản xuất lương thực khổng lồ của Thụy Sĩ Nestle đã đồng ý trả 11,85 tỷ USD để mua lại hãng sản xuất thức ăn trẻ em Pfizer Nutrition.
Đây là thương vụ sáp nhập có quy mô lớn nhất trong ngành dinh dưỡng kể từ ba năm trở lại đây. Sau khi thông qua hàng loạt các cơ quan giám sát, Nestle đã hoàn thành thương vụ vào ngày 30/11.
Do hiện tại 85% hoạt động của Pfizer diễn ra tại các thị trường mới nổi nên với việc mua lại hãng sản xuất thức ăn trẻ em này, Nestle sẽ tăng thị phần về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em tại các thị trường mới nổi, đồng thời củng cố vị thế số một trên thị trường toàn cầu.
6. Intercontinental Exchange (ICE) mua lại New York Stock Exchange (NYSE)
Intercontinental Exchange Inc. (ICE) - sở giao dịch năng lượng và hàng hóa tương lai với chỉ 12 năm tuổi - vừa đạt được thỏa thuận mua lại NYSE Euronext với giá 8,2 tỷ USD.
Được thành lập năm 1782, NYSE đã trở thành biểu tượng của thị trường chứng khoán toàn cầu với cổ phiếu của nhiều công ty tên tuổi.
Việc sáp nhập này sẽ thiết lập lên một hệ thống trao đổi toàn cầu bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, tín dụng, chứng khoán và ngoại hối./.
1. Tập đoàn nguyên liệu thô Glencore và công ty khai mỏ Xstrata
Thương vụ trị giá: 32 tỷ USD
Tập đoàn nguyên liệu thô Glencore và công ty khai mỏ Xstrata thảo luận kế hoạch sáp nhập từ năm 2006 và tập đoàn mới sẽ có tổng giá trị thị trường 90 tỷ USD. Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay. Sự thành công của thương vụ này sẽ góp phần định hình lại ngày công nghiệp khai thác tài nguyên trên toàn thế giới.
2. Softbank của Nhật Bản mua lại nhà mạng lớn thứ ba tại Mỹ là Sprint
Thương vụ trị giá: 20,1 tỷ USD
Ngày 15/10, nhà mạng Softbank của Nhật Bản đã chính thức công bố rằng họ sẽ chi 20 tỷ USD để mua lại 70% cổ phần của nhà mạng lớn thứ ba tại Mỹ là Sprint.
Đây là thương vụ sáp nhập có quy mô lớn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm nay. Thương vụ này sẽ giúp SoftBank trở thành một trong ba nhà mạng lớn nhất thế giới.
3. Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mua lại Công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada
Thương vụ trị giá: 15,1 tỷ USD
Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa đồng ý với lời đề nghị mua lại Công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada với hợp đồng chuyển nhượng lên tới 15,1 tỷ USD.
Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất của các công ty Trung Quốc và cũng là thương vụ có giá trị lớn nhất của Canada kể từ năm 2008. Trước những nỗ lực hồi phục kinh tế trên toàn cầu, thương vụ này làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư ở những ngành liên quan.
Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò dư luận tổ chức ngày 16/10, cứ 10 người Canada thì có gần sáu người không muốn công ty dầu và khí đốt Nexen bị thôn tính bởi CNOOC.
4. Eaton mua lại Cooper
Thương vụ trị giá: 13 tỷ USD
Đây là thương vụ có giá trị lớn nhất của công ty Eaton trong suốt 101 năm qua. Sau sáp nhập, công ty mới có tên Eaton Corporation, trụ sở chính đặt tại Ireland.
Thương vụ này thông qua việc sáp nhập các hệ thống, thiết bị điện với thương hiệu đa dạng hóa công nghiệp, hệ thống phân phối và sức ảnh hưởng trên toàn cầu của Cooper, tạo nên một công ty hàng đầu thế giới về quản lý điện, thay đổi lịch sử của ngành công nghiệp điện trên toàn cầu.
Eaton là công ty quản lý năng lượng toàn cầu và là nhà sản xuất công cụ tiêu thụ năng lượng hiệu quả.
5. Nestle mua lại Pfizer Nutrition
Ngày 23/4, hãng sản xuất lương thực khổng lồ của Thụy Sĩ Nestle đã đồng ý trả 11,85 tỷ USD để mua lại hãng sản xuất thức ăn trẻ em Pfizer Nutrition.
Đây là thương vụ sáp nhập có quy mô lớn nhất trong ngành dinh dưỡng kể từ ba năm trở lại đây. Sau khi thông qua hàng loạt các cơ quan giám sát, Nestle đã hoàn thành thương vụ vào ngày 30/11.
Do hiện tại 85% hoạt động của Pfizer diễn ra tại các thị trường mới nổi nên với việc mua lại hãng sản xuất thức ăn trẻ em này, Nestle sẽ tăng thị phần về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em tại các thị trường mới nổi, đồng thời củng cố vị thế số một trên thị trường toàn cầu.
6. Intercontinental Exchange (ICE) mua lại New York Stock Exchange (NYSE)
Intercontinental Exchange Inc. (ICE) - sở giao dịch năng lượng và hàng hóa tương lai với chỉ 12 năm tuổi - vừa đạt được thỏa thuận mua lại NYSE Euronext với giá 8,2 tỷ USD.
Được thành lập năm 1782, NYSE đã trở thành biểu tượng của thị trường chứng khoán toàn cầu với cổ phiếu của nhiều công ty tên tuổi.
Việc sáp nhập này sẽ thiết lập lên một hệ thống trao đổi toàn cầu bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, tín dụng, chứng khoán và ngoại hối./.
Lan Phương (Vietnam+)