Những vị thuốc quý được đặt tên có chữ rồng

Có những loại cây, loại quả có hình dáng giống rồng đều được đặt tên có chữ rồng với niềm tin đó là loại thuốc chữa khỏi bệnh.
Năm Nhâm Thìn 2012 với biểu tượng con rồng được mọi người chờ đón với nhiều hyvọng sẽ được vươn mình bay cao.

Mặc dù con rồng chỉ là một hình tượng được nhândân tưởng tượng nhưng trong cuộc sống đời thực, có những loại cây, loại quả cóhình dáng giống rồng đều được đặt tên có chữ rồng với niềm tin đó là loại thuốcchữa khỏi bệnh cho con người.

* Cây vẩy rồng

Cây vẩy rồng, còn gọi là cây mắt rồng, tên thuốc là kim tiền thảo, tên khoa họclà Desmodium styracifolium, Merr, họ cánh bướm papilionaceae là loại cây nhỏ,chỉ cao 40-80cm. Cây mọc hoang ở vùng đồi núi và trung du, nơi có nhiều ánhsáng.

Theo Đông y, kim tiền thảo vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Tác dụng lợi thủy, thônglâm, trị đái buốt, đái dắt, thanh nhiệt tiêu kết tụ. Chủ trị các trường hợp sỏigan, mật, sỏi thận, sỏi bàng quang, các chứng nhiệt lâm, tiêu sưng, giải độc,trị mụn nhọt lở loét, viêm da, bỏng lửa...

* Cây xương rồng

Cây xương rồng, tên khoa học Euphorbia antiquorum L. họ thầu dầu Euphorbiaceae,cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trên đất nước ta làm cảnh và làm hàng rào.

Dân gian thường dùng làm thuốc chữa đau nhức răng, lấy cành xương rồng cạo bỏgai, đem nướng cho nóng, mềm, rồi giã nát, loại bỏ xơ, thêm ít muối vào. Khi đaurăng lấy ít thuốc trên, đặt vào nơi răng đau, ngày ngậm 3-4 lần sẽ khỏi, súcsạch miệng không được nuốt nước.

Ngoài ra, dân gian còn dùng chữa mụn độc, lấycành xương rồng bổ dọc làm hai đem hơ nóng, áp mặt cắt lúc còn đang nóng vào chỗsưng đau, sang độc sẽ tự tiêu.

* Cây móng lưng rồng

Cây móng lưng rồng, còn gọi cây quyển bá, vạn niên tùng, tên khoa học làSelaginella tamariscina, họ quyển bá Selaginellaceae, thân cây mọc thành búi cókhi kết cao đến 10cm. Cây mọc hoang và được khai thác nhiều ở một số tỉnh venbiển Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận, một số tỉnh Tây Nguyên.

Móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính hàn, quy vào kinh can, tỳ. Dùng sống có tácdụng phá huyết, tiêu ứ chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, trưng hà. Sao đencó tác dụng cầm máu...

* Rồng xanh

Rồng xanh (quả thanh long) thanh nhiệt bổ phế. Thanh long có vitamin E vàchrysanthmin - chất này có nhiều trong vỏ quả nho, song trong thanh long lànhiều nhất. Chrysanthmin có tác dụng chống ôxy hóa, chống sự lão hóa và suy giảmtrí nhớ. Vitamin C trong thanh long và chất xơ có tác dụng giảm béo hạ đườnghuyết, nhuận trường, chống ung thư. Những hạt đen li ti như hạt vừng đen trongquả thanh long có tác dụng xúc tiến tiêu hóa.

Ăn thanh long sáng mắt, tốt xương, giúp hình thành niêm mạc. Thanh long là loạiquả thích hợp cho người tăng huyết áp và người bị tiểu đường. Thanh long đểtrong nhà ban đêm hấp thu carbon dioxide và tỏa ra khí ôxy làm sạch không khíbảo vệ môi trường.

Theo Đông y, quả thanh long vị ngọt, nhạt, tính mát: có tác dụng thanh nhiệt,nhuận phế, chỉ khái hóa đàm. Là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Quảthanh long được dùng trị viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi,say rượu.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoa thanh long 30g nấu canh với thịt lợnmà ăn. Thân thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc, giải độc dùng trị bỏng lửa,bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt (sang ung). Dùng một lượngthân vừa đủ loại bỏ vỏ và gai, giã nát, lấy nước bôi hay dùng bã đắp./.

Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.