Bộ trưởng Tư pháp Nigeria Mohammed Adoke cho biết, ngày 10/1, Chính phủ Nigeria đã yêu cầu tất cả các công nhân đình công trở lại làm việc và cảnh báo sẽ thực hiện chính sách "không làm thì không có lương."
Cuộc tổng đình công hai ngày qua tại Nigeria nhằm phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu đã làm tê liệt các hoạt động của quốc gia Tây Phi này.
Đồng thời khiến cho chính phủ của Tổng thống Goodluck Jonathan, vốn đang phải vất vả đối phó với hàng loạt vụ tấn công đẫm máu của phiến quân Hồi giáo Boko Haram, gần như rơi vào khủng hoảng.
Chính phủ Nigeria đã tuyên bố lệnh giới nghiêm ở bang Oyo đêm 10/1, tính từ 19 giờ hôm trước đến 7h sáng ngày hôm sau.
Cùng ngày 10/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Nigeria Olugbenga Ashiru để trao đổi về diễn biến tình hình Nigeria, cũng như việc tiếp tục điều tra nhóm phiến quân Hồi giáo Boco Haram bị nghi đánh bom trụ sở Liên hợp quốc tại Abujaa vào ngày 26/8/2011 làm 25 người thiệt mạng, trong đó có 13 nhân viên quốc tế.
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn ý kiến nhận định của các nhà phân tích cho rằng Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đang trải qua giai đoạn thực sự khó khăn khi xung đột sắc tộc - tôn giáo đang trở nên ngày càng sâu sắc.
Giá dầu tăng cao những năm qua đã giúp cho đất nước 160 triệu dân này có được một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, với 8,4% năm 2011. Nhưng Nigeria bắt đầu năm 2012 với những diễn biến bất ổn đáng lo ngại và nguy cơ nội chiến.
Các vụ bạo lực đẫm máu nhằm vào các tín đồ Thiên chúa giáo ở miền Bắc Nigeria liên tiếp xảy ra. Xung đột trong cuộc biểu tình rầm rộ ngày 9/1 phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu đã làm hàng chục người chết và bị thương.
Chính phủ ước tính bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu sẽ tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay để có thêm ngân sách cho giảm đói nghèo.
Tuy nhiên, những người biểu tình cho rằng quyết định này có lợi cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu, trong khi làm tăng vọt chi phí giao thông vận tải khiến cuộc sống của đa số người dân thêm khốn khó./.
Cuộc tổng đình công hai ngày qua tại Nigeria nhằm phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu đã làm tê liệt các hoạt động của quốc gia Tây Phi này.
Đồng thời khiến cho chính phủ của Tổng thống Goodluck Jonathan, vốn đang phải vất vả đối phó với hàng loạt vụ tấn công đẫm máu của phiến quân Hồi giáo Boko Haram, gần như rơi vào khủng hoảng.
Chính phủ Nigeria đã tuyên bố lệnh giới nghiêm ở bang Oyo đêm 10/1, tính từ 19 giờ hôm trước đến 7h sáng ngày hôm sau.
Cùng ngày 10/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Nigeria Olugbenga Ashiru để trao đổi về diễn biến tình hình Nigeria, cũng như việc tiếp tục điều tra nhóm phiến quân Hồi giáo Boco Haram bị nghi đánh bom trụ sở Liên hợp quốc tại Abujaa vào ngày 26/8/2011 làm 25 người thiệt mạng, trong đó có 13 nhân viên quốc tế.
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn ý kiến nhận định của các nhà phân tích cho rằng Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đang trải qua giai đoạn thực sự khó khăn khi xung đột sắc tộc - tôn giáo đang trở nên ngày càng sâu sắc.
Giá dầu tăng cao những năm qua đã giúp cho đất nước 160 triệu dân này có được một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, với 8,4% năm 2011. Nhưng Nigeria bắt đầu năm 2012 với những diễn biến bất ổn đáng lo ngại và nguy cơ nội chiến.
Các vụ bạo lực đẫm máu nhằm vào các tín đồ Thiên chúa giáo ở miền Bắc Nigeria liên tiếp xảy ra. Xung đột trong cuộc biểu tình rầm rộ ngày 9/1 phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu đã làm hàng chục người chết và bị thương.
Chính phủ ước tính bãi bỏ trợ cấp giá nhiên liệu sẽ tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay để có thêm ngân sách cho giảm đói nghèo.
Tuy nhiên, những người biểu tình cho rằng quyết định này có lợi cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu, trong khi làm tăng vọt chi phí giao thông vận tải khiến cuộc sống của đa số người dân thêm khốn khó./.
(TTXVN/Vietnam+)