Ngày 20/4, tại đền Trần (ngôi đền nằm trong hệ thống núi đá và hang động) thuộc Khu du lịch tâm linh Tràng An-Bái Đính (Ninh Bình), Ban quản lý Khu du lịch tâm linh Tràng An-Bái Đính phối hợp với các cơ quan tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội truyền thống Đức Thánh Quý Minh Đại Vương năm 2011.
Đây là năm thứ 2, nhân dân Ninh Bình phục dựng và tổ chức Lễ hội theo quy mô lớn, với sự tham gia của dàn trống hội trên 30 chiếc; trong đó có một qủa trống và một chiếc chiêng đạt kỷ lục và hơn 800 chiếc thuyền, cùng hàng nghìn người dân, du khách.
Tiếng trống hội tưng bừng, ngân vang khắp vùng đất Cố đô, dòng thuyền, người nối đuôi nhau xuyên qua hệ thống thủy động tạo nên hình ảnh lung linh hết sức độc đáo trên dòng sông Sào Khê huyền thoại. Sau màn trống hội Hoa Lư, Đoàn tế lễ rời bến thuyền chia thành hai đoàn, theo đường mòn xuyên núi và đường xuyên qua hệ thống thủy động về khu vực đền Trần, nằm trên đỉnh ngọn núi cao.
Đây là ngôi đền thờ vị tướng thời Hùng Vương 18, tước hiệu Thánh Quý Minh Đại Vương (Người mà theo như truyền thuyết dân gian là một vị thủy thần, người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam (trấn nam Hoa Lư tứ trấn), bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18), được các vua của nhiều triều đại ban sắc phong và nhân dân khắp xứ thờ phụng).
Đền có từ thời Đinh trên 1.000 năm trước. Sau này, nhà Trần (vua Trần Nhân Tông) cho tu sửa, xây dựng lại bằng đá và đổi tên thành đền Trần; đặc biệt đền có 4 cột đá trạm khắc tứ linh hết sức độc đáo, đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo do ông cha xa xưa để lại.
Ông Nguyễn Sỹ Trí, Bí thư Huyện ủy Hoa Lư cho biết Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thần trong tứ trấn vùng đất Cố đô Hoa Lư xưa, nên hàng năm nhân dân khắp nơi trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nhằm tôn vinh công lao của Đức Thánh.
Nét độc đáo trong lễ hội năm nay là ngoài các hoạt động dâng hương, tế lễ, còn có các hoạt động rước Rồng trên sông; lễ xin nước và thả cá vàng. Lễ hội đền Trần thể hiện truyền thống văn hoá của vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Năm nay để tránh sự lộn xộn tại bến thuyền và tạo điều kiện cho nhân dân, du khách tham gia tế lễ, tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình của vùng đất Tràng An, Ban tổ chức đã quyết định không thu tiền vé đò vào đền trong các ngày hội./.
Đây là năm thứ 2, nhân dân Ninh Bình phục dựng và tổ chức Lễ hội theo quy mô lớn, với sự tham gia của dàn trống hội trên 30 chiếc; trong đó có một qủa trống và một chiếc chiêng đạt kỷ lục và hơn 800 chiếc thuyền, cùng hàng nghìn người dân, du khách.
Tiếng trống hội tưng bừng, ngân vang khắp vùng đất Cố đô, dòng thuyền, người nối đuôi nhau xuyên qua hệ thống thủy động tạo nên hình ảnh lung linh hết sức độc đáo trên dòng sông Sào Khê huyền thoại. Sau màn trống hội Hoa Lư, Đoàn tế lễ rời bến thuyền chia thành hai đoàn, theo đường mòn xuyên núi và đường xuyên qua hệ thống thủy động về khu vực đền Trần, nằm trên đỉnh ngọn núi cao.
Đây là ngôi đền thờ vị tướng thời Hùng Vương 18, tước hiệu Thánh Quý Minh Đại Vương (Người mà theo như truyền thuyết dân gian là một vị thủy thần, người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam (trấn nam Hoa Lư tứ trấn), bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18), được các vua của nhiều triều đại ban sắc phong và nhân dân khắp xứ thờ phụng).
Đền có từ thời Đinh trên 1.000 năm trước. Sau này, nhà Trần (vua Trần Nhân Tông) cho tu sửa, xây dựng lại bằng đá và đổi tên thành đền Trần; đặc biệt đền có 4 cột đá trạm khắc tứ linh hết sức độc đáo, đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo do ông cha xa xưa để lại.
Ông Nguyễn Sỹ Trí, Bí thư Huyện ủy Hoa Lư cho biết Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thần trong tứ trấn vùng đất Cố đô Hoa Lư xưa, nên hàng năm nhân dân khắp nơi trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nhằm tôn vinh công lao của Đức Thánh.
Nét độc đáo trong lễ hội năm nay là ngoài các hoạt động dâng hương, tế lễ, còn có các hoạt động rước Rồng trên sông; lễ xin nước và thả cá vàng. Lễ hội đền Trần thể hiện truyền thống văn hoá của vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Năm nay để tránh sự lộn xộn tại bến thuyền và tạo điều kiện cho nhân dân, du khách tham gia tế lễ, tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình của vùng đất Tràng An, Ban tổ chức đã quyết định không thu tiền vé đò vào đền trong các ngày hội./.
Văn Đạt (Vietnam+)