Ninh Bình hiện là một trong những địa phương có nhiều giải pháp phù hợp, biến ý tưởng khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường thành hiện thực.
Theo các giải pháp được đề ra, tỉnh đã quy định những khu vực cấm, tạm cấm khai thác tài nguyên núi đá, tài nguyên đất sét, các vùng bảo vệ đặc biệt tại các khu du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không được xâm phạm.
Hiện tại, Ninh Bình đã khoanh sáu vùng khai thác sáu loại khoáng sản gồm đá vôi, đất sét, đôlômít, cát, đất, đá dùng để san lấp mặt bằng với diện tích 7.000ha có quy chế bảo vệ chặt chẽ nguồn tài nguyên này. Tỉnh cấp phép cho 72 đơn vị khai thác tài nguyên với diện tích hơn 720ha, chấm dứt tình trạng khai thác tràn lan như những năm trước.
Cùng với bảo vệ nguồn tài nguyên, khoáng sản, Sở Tài nguyên-Môi trường Ninh Bình đã mở nhiều lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn, các huyện, thị xã, doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, tổ chức ký cam kết với các nhà máy ximăng, nhà máy nhiệt điện, phân lân, các nhà máy gạch về việc xử lý khói bụi bằng phương pháp lọc bụi tĩnh điện, chống ô nhiễm môi trường.
Sở cũng thường xuyên thẩm định, đánh giá tác động môi trường để có phương án bảo vệ môi trường kịp thời, hiệu quả. Sở đã cấp giấy phép cho 15 đơn vị khai thác sử dụng mặt nước, bốn đơn vị khai thác nước ngầm đồng thời phối hợp với chính quyền Thành phố Ninh Bình, chuyển các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi trung tâm, xóa bỏ hơn 280 lò vôi, lò gạch thủ công để tập trung vào các lò gạch tuynen, đóng cửa ba cơ sở ximăng lò đứng gây khói bụi, ô nhiễm môi trường để tập trung vào các nhà máy lò quay, hiện đại ít gây ô nhiễm.
Hiện, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Ninh Bình để xây dựng các nhà máy ximăng, gạch tuynen, khai thác đá xây dựng, làm đường giao thông, khai thác than, đất sét đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tỉnh. Chỉ tính riêng năm nhà máy ximăng lớn như ximăng Tam Điệp, ximăng The Vissai, ximăng Hướng Dương, ximăng Duyên Hà đã cho sản lượng hơn 8 triệu tấn trong năm 2010. Hằng năm, Ninh Bình cũng khai thác gần 2 triệu m3 đá các loại cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh mang về khoản lợi nhuận khá.
Khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường ở Ninh Bình tuy đạt được khá nhiều kết quả tích cực như trên song trên thực tế vẫn còn những "mảng tối" như nhiều khu vực cấm, nhiều quả núi nằm tiếp giáp các khu du lịch vẫn bị các doanh nghiệp khai thác trái phép, phá vỡ cảnh quan; nhiều dãy núi xanh ở vùng Gia Viễn, Hoa Lư đã trở nên nham nhở do bàn tay con người xâm hại. Nhiều vụ tranh chấp giữa những người bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch với người sản xuất vật liệu đã xảy ra./.
Theo các giải pháp được đề ra, tỉnh đã quy định những khu vực cấm, tạm cấm khai thác tài nguyên núi đá, tài nguyên đất sét, các vùng bảo vệ đặc biệt tại các khu du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không được xâm phạm.
Hiện tại, Ninh Bình đã khoanh sáu vùng khai thác sáu loại khoáng sản gồm đá vôi, đất sét, đôlômít, cát, đất, đá dùng để san lấp mặt bằng với diện tích 7.000ha có quy chế bảo vệ chặt chẽ nguồn tài nguyên này. Tỉnh cấp phép cho 72 đơn vị khai thác tài nguyên với diện tích hơn 720ha, chấm dứt tình trạng khai thác tràn lan như những năm trước.
Cùng với bảo vệ nguồn tài nguyên, khoáng sản, Sở Tài nguyên-Môi trường Ninh Bình đã mở nhiều lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn, các huyện, thị xã, doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, tổ chức ký cam kết với các nhà máy ximăng, nhà máy nhiệt điện, phân lân, các nhà máy gạch về việc xử lý khói bụi bằng phương pháp lọc bụi tĩnh điện, chống ô nhiễm môi trường.
Sở cũng thường xuyên thẩm định, đánh giá tác động môi trường để có phương án bảo vệ môi trường kịp thời, hiệu quả. Sở đã cấp giấy phép cho 15 đơn vị khai thác sử dụng mặt nước, bốn đơn vị khai thác nước ngầm đồng thời phối hợp với chính quyền Thành phố Ninh Bình, chuyển các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi trung tâm, xóa bỏ hơn 280 lò vôi, lò gạch thủ công để tập trung vào các lò gạch tuynen, đóng cửa ba cơ sở ximăng lò đứng gây khói bụi, ô nhiễm môi trường để tập trung vào các nhà máy lò quay, hiện đại ít gây ô nhiễm.
Hiện, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Ninh Bình để xây dựng các nhà máy ximăng, gạch tuynen, khai thác đá xây dựng, làm đường giao thông, khai thác than, đất sét đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tỉnh. Chỉ tính riêng năm nhà máy ximăng lớn như ximăng Tam Điệp, ximăng The Vissai, ximăng Hướng Dương, ximăng Duyên Hà đã cho sản lượng hơn 8 triệu tấn trong năm 2010. Hằng năm, Ninh Bình cũng khai thác gần 2 triệu m3 đá các loại cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh mang về khoản lợi nhuận khá.
Khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường ở Ninh Bình tuy đạt được khá nhiều kết quả tích cực như trên song trên thực tế vẫn còn những "mảng tối" như nhiều khu vực cấm, nhiều quả núi nằm tiếp giáp các khu du lịch vẫn bị các doanh nghiệp khai thác trái phép, phá vỡ cảnh quan; nhiều dãy núi xanh ở vùng Gia Viễn, Hoa Lư đã trở nên nham nhở do bàn tay con người xâm hại. Nhiều vụ tranh chấp giữa những người bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch với người sản xuất vật liệu đã xảy ra./.
Khắc Cư (TTXVN/Vietnam+)