Tỉnh Ninh Bình đang tập trung rà soát và thống kê số lượng các dự án “treo,” các dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời, thu hồi hoặc đôn đốc thi công để dự án đi vào hoạt động đóng góp ngân sách cho địa phương.
Hiện rất nhiều dự án đang bị các cấp chính quyền “bỏ qua” việc kiểm soát. Có những dự án nhiều ha, thậm chí hàng chục, hàng trăm ha khởi động xong đã bỏ hoang. Có những dự án hoạt động nhưng không kê khai nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp phí, gây thất thoát ngân sách.
Trong khi đang chờ thống kê con số các dự án kém hiệu quả trên để thu hồi đất, tỉnh Ninh Bình đã đề ra các giải pháp để siết chặt quản lý. Tỉnh cũng đã lường được những khó khăn như một số dự án lâu ngày chưa xây dựng xong, chưa đi vào hoạt động, nhưng thực tế họ có đầu tư một số hạng mục ban đầu, như cơ sở hạ tầng, tường bao. Khi thu hồi thì ai sẽ là đơn vị đứng ra thanh toán khoản tiền mà chủ dự án đã đầu tư...
Bên cạnh đó, khi tỉnh thu hồi các dự án đã đầu tư, cũng không dễ gì thu hút được các dự án thế chỗ. Vì nếu tìm được các nhà đầu tư mới thì việc đền bù, thanh toán tiền cho chủ đầu tư cũ sẽ dễ dàng hơn.
Ước tính sơ bộ, hiện nay tỉnh Ninh Bình dự kiến thu hồi khoảng trên 2.200ha đất của các doanh nghiệp, nằm trong số trên 400 doanh nghiệp mà tỉnh đã thu hút trong thời gian qua.
Điển hình như dự án sản xuất cống bêtông và cột điện hạ thế thuộc phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) có 5ha, cấp đất đã 6 năm nhưng hiện nay mới xây tường rào mà chưa đi vào sản xuất các hạng mục chính. Dự án khu du lịch hồ Đồng Thái (Yên Mô) với trên 2.000ha, cấp phép năm 2005, chủ đầu tư mới thực hiện chi trả đền bù phần ít, còn diện tích khoảng 1.600ha đã lập phương án đền bù nhưng chưa thực hiện, gây bức xúc cho nhân dân địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình yêu cầu rà soát thu hồi các dự án “treo” là việc làm cấp bách, cần thông tin rộng rãi, trung thực, khách quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải quyết dứt điểm, nhanh chóng các vướng mắc./.
Hiện rất nhiều dự án đang bị các cấp chính quyền “bỏ qua” việc kiểm soát. Có những dự án nhiều ha, thậm chí hàng chục, hàng trăm ha khởi động xong đã bỏ hoang. Có những dự án hoạt động nhưng không kê khai nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp phí, gây thất thoát ngân sách.
Trong khi đang chờ thống kê con số các dự án kém hiệu quả trên để thu hồi đất, tỉnh Ninh Bình đã đề ra các giải pháp để siết chặt quản lý. Tỉnh cũng đã lường được những khó khăn như một số dự án lâu ngày chưa xây dựng xong, chưa đi vào hoạt động, nhưng thực tế họ có đầu tư một số hạng mục ban đầu, như cơ sở hạ tầng, tường bao. Khi thu hồi thì ai sẽ là đơn vị đứng ra thanh toán khoản tiền mà chủ dự án đã đầu tư...
Bên cạnh đó, khi tỉnh thu hồi các dự án đã đầu tư, cũng không dễ gì thu hút được các dự án thế chỗ. Vì nếu tìm được các nhà đầu tư mới thì việc đền bù, thanh toán tiền cho chủ đầu tư cũ sẽ dễ dàng hơn.
Ước tính sơ bộ, hiện nay tỉnh Ninh Bình dự kiến thu hồi khoảng trên 2.200ha đất của các doanh nghiệp, nằm trong số trên 400 doanh nghiệp mà tỉnh đã thu hút trong thời gian qua.
Điển hình như dự án sản xuất cống bêtông và cột điện hạ thế thuộc phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) có 5ha, cấp đất đã 6 năm nhưng hiện nay mới xây tường rào mà chưa đi vào sản xuất các hạng mục chính. Dự án khu du lịch hồ Đồng Thái (Yên Mô) với trên 2.000ha, cấp phép năm 2005, chủ đầu tư mới thực hiện chi trả đền bù phần ít, còn diện tích khoảng 1.600ha đã lập phương án đền bù nhưng chưa thực hiện, gây bức xúc cho nhân dân địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình yêu cầu rà soát thu hồi các dự án “treo” là việc làm cấp bách, cần thông tin rộng rãi, trung thực, khách quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải quyết dứt điểm, nhanh chóng các vướng mắc./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)