Đây là thông tin được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh NinhThuận, ông Nguyễn Đức Thanh khẳng định tại buổi họp báo ngày 18/11, tạiHà Nội, công bố thông tin về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và cơ hội xúc tiến đầu tư vào NinhThuận năm 2011.
Theo ông Thanh, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnhlà mức ưu đãi nhất, đặc biệt cả 6 huyện của Ninh Thuận đều nằm trongvùng được hưởng đặc quyền ưu đãi đầu tư về thuế, đất, cho thuê đất, hỗtrợ các điều khác. Bên cạnh đó, một số dự án nằm trong liên kết vùng,những dự án trọng điểm quốc gia nên các nhà đâu tư sẽ được hưởng ưu đãikép.
Ông Thanh cũng cho biết trong số 46 dự án được kêu gọi đầu tưlần này có cả các dự án trước đây đã có nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăngký nhưng do khó khăn nên không thể triển khai. Đến giai đoạn này, tỉnhNinh Thuận tiếp tục đưa vào danh sách kêu gọi đầu tư bởi đây là những dựán có khả năng thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh.
Theo đó, 46 dự án(gồm 25 dự án cụ thể và 21 dự án mong muốn) thuộc các lĩnh vực trụ cộttrụ ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: du lịch, dịch vụ; năng lượng táitạo; sản xuất công nghiệp chế biến, công nghiệp sạch, công nghiệp phụtrợ; sản xuất nông nghiệp; đào tạo y tế; xây dựng, bất động sản và giaothông.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng khẳng định: Trong điều kiện kinh tế thế giớikhó khăn như hiện nay, việc thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng sạch(năng lượng mặt trời, năng lượng gió), các dự án hạ tầng giao thôngcũng không phải dễ do rủi ro khá lớn. Vì vậy, để hiện thực hóa việctriển khai các dự án của Ninh Thuận, Chính phủ cần có các bước độtphá trong chính sách nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư.
Cụ thể, Chính phủ cầnxây dựng các cơ chế đặc thù cho từng loại dự án; còn nếu chính sách đầutư quá chung chung và áp dụng cho mọi loại hình đầu tư như hiện nay sẽkhó thu hút. Theo đó, ngoài tiêu chí lĩnh vực, địa bàn, quy mô dự án vàtiềm năng đóng góp của dự án cũng phải được xem như các tiêu chí quantrọng để có cơ chế ưu đãi phù hợp với nhà đầu tư.
Ông Hoàng cũngcho hay, mặc dù Ninh Thuận là tỉnh duyên hải nằm trên giao điểm của 3trục giao thông chiến lược (đường sắt Bắc-Nam, Quốc lộ 1A, đường số 27)và có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng sạch, du lịch, khoáng sản,nông nghiệp nhưng đến nay, Ninh Thuận mới có 23 dự án đầu tư FDI với sốvốn đăng ký khoảng 12 nghìn tỷ đồng. Đây là con số quá nhỏ bé so vớitiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Tại buổi họp báo, đại diệntỉnh Ninh Thuận cũng công bố các thông tin xung quanh Quy hoạch pháttriển kinh tế-xã hội đến 2020 dựa trên 6 ngành kinh tế trụ cột củaNinh Thuận. Đây là Quy hoạch đã được Tập đoàn Monitor của Hoa Kỳ vàArup của Anh lập chiến lược dựa trên khả năng huy động các nguồn lựcđể thực hiện. Vì vậy, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Quy hoạchlần này khắc phục được được các nhược điểm trong đầu tư nước ngoài, môitrường, quy hoạch, nguồn nhân lực, đất đai…Quy hoạch đã được Thủ tướngphê duyệt. Hội nghị công bố quy hoạch sẽ diễn ra tại Ninh Thuận vào ngày 10/12 tới đây./.