Những tháng đầu năm 2013 được coi là "cao điểm" về mối lo ngại cho các du khách đến Việt Nam do vấn nạn chặt chém, bán hàng rong, chèo kéo du khách, taxi “dù”..., thậm chí có những vụ việc làm xấu đi hình ảnh của đất nước.
Đây cũng chính là một trong những “rào cản” khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm liên tiếp trong ba tháng (3, 4 và 5/2013).
Tuy vấn đề không mới nhưng gần đây, hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh" lại có xu hướng rộ lên ở một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh... hay ở một số khách sạn. Thậm chí, vấn nạn còn tập trung nhiều ở những lĩnh vực mà ngành du lịch không trực tiếp quản lý như taxi, xích-lô, nhà hàng.
[Bộ trưởng VH-TT-DL trả lời chất vấn về "chặt chém"]
Trước thực trạng nhức nhối này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gấp rút triển khai dự thảo Đề án cải thiện môi trường du lịch Việt Nam. Đặc biệt, một (trong 14) giải pháp được Bộ đặt lên hàng đầu là khởi động chiến dịch Nụ cười Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, hành động và ứng xử thân thiện với du khách.
Ngoài ra, bản dự thảo đề án cũng đưa ra những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý; giữa các địa phương còn xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm; thiếu sự gắn kết; chưa chú trọng chất lượng và chiều sâu của hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó là việc thiếu sự điều tiết tổng thể; thiếu chủ động cung cấp thông tin cảnh báo đến du khách; đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch không được coi trọng; cơ quan quản lý nhiều nhưng chồng chéo trong khi lại thiếu một đầu mối chịu trách nhiệm chính; dịch vụ du lịch mang nặng tính mùa vụ dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu bền vững; không cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng dẫn đến tình trạng quá tải du khách vào mùa cao điểm cũng là lý do khiến du lịch Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn du khách.
Với 14 giải pháp trọng tâm Đề án đặt ra nhiệm vụ cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểu mẫu; tăng cường công tác quản lý; tăng cường thông tin-giám sát để du khách hoàn toàn chủ động và có ý thức cảnh giác cao; kiểm soát chất lượng dịch vụ thông qua việc tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch.
Việc hình thành các bộ phận chuyên trách bảo vệ du khách; thành lập các đội tự quản thực hiện văn minh, lịch sự trong dịch vụ du lịch; tổ chức tập huấn cho các đối tượng liên quan mật thiết với ngành du lịch; phối hợp liên ngành để bảo vệ du khách; phát huy vai trò trách nhiệm của hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch; xây dựng các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn tạo điều kiện cho du khách có nhiều cơ hội lựa chọn; tăng chế tài xử phạt và xử lý vi phạm với chính địa phương không đảm bảo được an toàn du lịch.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015, chiến dịch trên sẽ đạt hiệu quả trên toàn quốc. Liệu Nụ cười Việt Nam có "cứu" được hình ảnh du lịch nước nhà trong mắt bạn bè quốc tế? Có lẽ, câu trả lời phụ thuộc vào chính ý thức mỗi chúng ta./.
Đây cũng chính là một trong những “rào cản” khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm liên tiếp trong ba tháng (3, 4 và 5/2013).
Tuy vấn đề không mới nhưng gần đây, hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh" lại có xu hướng rộ lên ở một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh... hay ở một số khách sạn. Thậm chí, vấn nạn còn tập trung nhiều ở những lĩnh vực mà ngành du lịch không trực tiếp quản lý như taxi, xích-lô, nhà hàng.
[Bộ trưởng VH-TT-DL trả lời chất vấn về "chặt chém"]
Trước thực trạng nhức nhối này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gấp rút triển khai dự thảo Đề án cải thiện môi trường du lịch Việt Nam. Đặc biệt, một (trong 14) giải pháp được Bộ đặt lên hàng đầu là khởi động chiến dịch Nụ cười Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, hành động và ứng xử thân thiện với du khách.
Ngoài ra, bản dự thảo đề án cũng đưa ra những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý; giữa các địa phương còn xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm; thiếu sự gắn kết; chưa chú trọng chất lượng và chiều sâu của hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó là việc thiếu sự điều tiết tổng thể; thiếu chủ động cung cấp thông tin cảnh báo đến du khách; đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch không được coi trọng; cơ quan quản lý nhiều nhưng chồng chéo trong khi lại thiếu một đầu mối chịu trách nhiệm chính; dịch vụ du lịch mang nặng tính mùa vụ dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu bền vững; không cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng dẫn đến tình trạng quá tải du khách vào mùa cao điểm cũng là lý do khiến du lịch Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn du khách.
Với 14 giải pháp trọng tâm Đề án đặt ra nhiệm vụ cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểu mẫu; tăng cường công tác quản lý; tăng cường thông tin-giám sát để du khách hoàn toàn chủ động và có ý thức cảnh giác cao; kiểm soát chất lượng dịch vụ thông qua việc tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch.
Việc hình thành các bộ phận chuyên trách bảo vệ du khách; thành lập các đội tự quản thực hiện văn minh, lịch sự trong dịch vụ du lịch; tổ chức tập huấn cho các đối tượng liên quan mật thiết với ngành du lịch; phối hợp liên ngành để bảo vệ du khách; phát huy vai trò trách nhiệm của hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch; xây dựng các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn tạo điều kiện cho du khách có nhiều cơ hội lựa chọn; tăng chế tài xử phạt và xử lý vi phạm với chính địa phương không đảm bảo được an toàn du lịch.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015, chiến dịch trên sẽ đạt hiệu quả trên toàn quốc. Liệu Nụ cười Việt Nam có "cứu" được hình ảnh du lịch nước nhà trong mắt bạn bè quốc tế? Có lẽ, câu trả lời phụ thuộc vào chính ý thức mỗi chúng ta./.
Xuân Mai (Vietnam+)