Chính Tổng thống Ngụy Nguyễn Văn Thiệu và tỉnh trưởng Quảng Nam từng huênh hoang: “Bao giờ nước sông Vu Gia chảy ngược thì mới tiêu diệt được Thượng Đức (Đà Nẵng) bởi đây là cánh cửa thép, là mắt ngọc của đầu rồng trên mặt trận duyên hải miền Trung.”
Một phụ nữ tuổi đời 20 được gài vào trong lòng địch làm giao liên để thông thuộc tình hình địa thế đóng quân của địch đã dẫn đầu đoàn quân tiến công cứ điểm quan trọng nhất của chính quyền Ngụy ở chi khu quân sự Đà Nẵng.
Gài sở Ngụy để làm gián điệp
Ngồi tiếp chuyện với tôi trong đoàn khách mời danh dự của Sư đoàn 304 trong chuyến đi ra Bắc lần này là người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt đen sạm bởi nắng gió, giọng nói sang sảng đặc trưng của người dân vùng biển dãi dầu nắng mưa.
Cô tên là Nguyễn Thị Cúc, sinh năm 1950, quê ở xã Đại Lĩnh, Đại Lộc, Quảng Nam, một trong những người vẽ bản đồ chiến thắng trận Đà Nẵng, góp công đầu tiên vào chiến dịch giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Đối mặt với thử thách đầu tiên trong cách mạng, năm 15 tuổi, cô bị bắt khi đang vận chuyển thuốc cấp cứu và súng cho bộ đội trên con đường ven núi.
Giam cầm trong nhà lao với những cực hình tra tấn bằng cách kẹp ngón tay, dùng que sắt nung nóng dính vào người đến cháy da thịt… hay dụ dỗ mua chuộc trong suốt gần mười ngày hòng ép cô khai nhận mình là cộng sản. Địch vẫn không thể khuất phục tinh thần sắt son của người con gái kiên cường.
Không lấy được lời khai, bọn chúng chuyển sang gán ghép cô tội tiếp tay với quân giải phóng, phá rối trị an. Với tội trạng đó, cô Cúc chịu án 4 tháng tù giam tại nhà lao Thượng Đức, Đại Lộc…
Năm 1968, cô vào Thượng Đức theo sự điều động của Sư đoàn 304. Tại đây, cô được giao làm giao liên dẫn đường đưa bộ đội về vùng cơ sở.
Trước đó, các năm 1967-1969, quân đội ta đều đánh nhưng thất bại bởi vị trí địa lý của Thượng Đức quá hiểm trở nằm trên đồi cao, kẹp giữa hai sông Vu Gia và Sông Côn là một cụm cứ điểm nằm trong thế phòng thủ chung của Quân khu 1 Ngụy, cách Đà Nẵng khoảng 50 km về phía Tây Nam. Thượng Đức được hỏa lực các trận địa pháo trực tiếp chi viện. Ngoài ra, các trận địa pháo tầm xa và 60 lần chiếc máy bay/ngày từ Đà Nẵng lên chi viện.
Muốn "nhổ” Thượng Đức, một trong những việc quan trọng nhất cần phải chuẩn bị là làm thế nào để có được bản đồ và am hiểu thông thuộc địa thế của chi khu quân sự này bởi địch kiểm tra rất gắt gao.
Trước tình hình này, sư đoàn còn “tín nhiệm” giao cho cô trọng trách phải tìm cách thâm nhập Thượng Đức để nắm rõ địa thế, số lượng kho súng, đạn, quân số địch và bồn đốt...
Có người cậu là bà con làm thông dịch viên trong sở quân địch nên cô có thể xin làm việc trong sở Mỹ để tiếp cận được với nhiều lính Ngụy và Mỹ.
Với cô, đây là nhiệm vụ đòi hỏi phải quan sát kỹ lưỡng, có cái nhìn thật chính xác, đồng thời phải luôn cảnh giác, linh hoạt và uyển chuyển trong cách ứng xử.
Công việc của cô là những ngày "ẩn giấu" mình giữa lòng địch để tìm hiểu tình hình địa lý, các bốt hầm, sân bay, khoảng cách giữa các đường hào.
Cô phải gom nhặt các tờ giấy vẽ là giấy pơ-luya ghép lại, tiện cho việc cất giấu và di chuyển để ghi nhớ được các chốt chặn. Bằng cách đánh dấu hoặc gạch nguệch ngoạc những kí hiệu để tránh không cho địch phát hiện.
Cô Cúc cho rằng cái khó nhất trong việc thâm nhập trong lòng địch chính là việc nhớ được các tuyến đường, khoảng cách giữa các bồn đốt vì nhiều khi các hầm ngầm giấu dưới đất phải là người thông thạo, chịu khó mò đường, đi lại dễ dàng trong lòng quân địch mới có thể nắm vững thế trận bố trí của địch.
Phải mất nhiều tháng như vậy cô mới biết được thông tin, lịch trình hoạt động của địch để báo cáo về cho bộ đội ta đối phó.
“Hoa tiêu” chỉ đường cho chiến dịch
Vì địa thế Thượng Đức hiểm trở lại thông thuộc tình hình nên cô vẫn là “hoa tiêu” chỉ đường giúp đoàn quân tiến công Thượng Đức.
7 giờ ngày ngày 28/7/1974, nhận được lệnh tiến công Thượng Đức, cô và các chiến sĩ bộ đội phải hành quân đi qua các tuyến đường men theo sát bờ sông, dọc các vách núi để tới đồn địch.
Đây là tuyến đường độc đạo chỉ có người dân "thổ cư" mới nắm rõ. Đường đi nhiều cây sậy, cây mây, cỏ dại mọc lên um tùm, ruộng lầy, lại thêm núi san sát nhau, vách sâu rất guy hiểm, đá lơm chởm nhọn hoắt xuyên qua giày.
Với tính chất quan trọng của chiến dịch nên cô và các chiến sĩ bộ đội hạ quyết tâm vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người lính binh nhất của ngày ấy và hiện nay đã trở thành Chính ủy Sư đoàn 304 Phạm Văn Chiến đã đồng hành với cô suốt trận đánh ngay cả lúc đi đường hay bị thương bồi hồi nhớ lại, Cúc của ngày đó là người con gái mạnh mẽ, bản tính lanh lợi, trên tay lúc nào cũng cầm thuốc lá hút phì phèo nhưng khi tham gia chiến trận lại rất gan dạ và anh hùng.
Ông Chiến cho biết: "Nếu địch phát hiện thì Cúc là người hi sinh đầu tiên, nhưng cô ấy luôn tâm niệm một điều, coi cái chết nhẹ nhàng, chết nào có sợ chết như chơi, chết bởi vì dân chết bởi thời." Câu nói đó lại thôi thúc cô và các chiến sĩ chúng tôi cầm súng đánh địch.
Ngày thứ hai khi đang tham gia trận đánh cô bị đạn bắn sượt qua đầu. Sau đó, cô được đưa vào trại cứu thương cấp cứu.
"Nằm trên giường bệnh, khi tỉnh dậy giọng nói thì thào, khẽ mới thành tiếng, vết thương đau nhức nhưng cô vẫn lo cho chiến dịch, cho sự an toàn của anh em bởi không có ai thạo đường ngay trong lòng địch bằng cô," ông Chiến nói.
8 giờ 30 phút ngày 7/8/1974, nhìn lá cờ giải phóng tung bay trên căn cứ “cánh cửa thép” của Mỹ Ngụy, báo hiệu Thượng Đức đã hoàn toàn giải phóng, lòng cô tràn ngập niềm vui sướng vì đã đóng góp công sức cho chiến dịch này.
Trở lại với cuộc sống thường ngày cô là người mẹ của bảy người con và chồng là anh quân nuôi trong kháng chiến. Cô cảm thấy hạnh phúc với mảnh đất Thượng Đức bởi nó thấm đẫm máu và nước mắt không chỉ cô và các đồng đội mà còn là vùng đất đầu tiên được thí điểm trong chiến dịch giải phóng Miền Nam./.
Một phụ nữ tuổi đời 20 được gài vào trong lòng địch làm giao liên để thông thuộc tình hình địa thế đóng quân của địch đã dẫn đầu đoàn quân tiến công cứ điểm quan trọng nhất của chính quyền Ngụy ở chi khu quân sự Đà Nẵng.
Gài sở Ngụy để làm gián điệp
Ngồi tiếp chuyện với tôi trong đoàn khách mời danh dự của Sư đoàn 304 trong chuyến đi ra Bắc lần này là người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt đen sạm bởi nắng gió, giọng nói sang sảng đặc trưng của người dân vùng biển dãi dầu nắng mưa.
Cô tên là Nguyễn Thị Cúc, sinh năm 1950, quê ở xã Đại Lĩnh, Đại Lộc, Quảng Nam, một trong những người vẽ bản đồ chiến thắng trận Đà Nẵng, góp công đầu tiên vào chiến dịch giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Đối mặt với thử thách đầu tiên trong cách mạng, năm 15 tuổi, cô bị bắt khi đang vận chuyển thuốc cấp cứu và súng cho bộ đội trên con đường ven núi.
Giam cầm trong nhà lao với những cực hình tra tấn bằng cách kẹp ngón tay, dùng que sắt nung nóng dính vào người đến cháy da thịt… hay dụ dỗ mua chuộc trong suốt gần mười ngày hòng ép cô khai nhận mình là cộng sản. Địch vẫn không thể khuất phục tinh thần sắt son của người con gái kiên cường.
Không lấy được lời khai, bọn chúng chuyển sang gán ghép cô tội tiếp tay với quân giải phóng, phá rối trị an. Với tội trạng đó, cô Cúc chịu án 4 tháng tù giam tại nhà lao Thượng Đức, Đại Lộc…
Năm 1968, cô vào Thượng Đức theo sự điều động của Sư đoàn 304. Tại đây, cô được giao làm giao liên dẫn đường đưa bộ đội về vùng cơ sở.
Trước đó, các năm 1967-1969, quân đội ta đều đánh nhưng thất bại bởi vị trí địa lý của Thượng Đức quá hiểm trở nằm trên đồi cao, kẹp giữa hai sông Vu Gia và Sông Côn là một cụm cứ điểm nằm trong thế phòng thủ chung của Quân khu 1 Ngụy, cách Đà Nẵng khoảng 50 km về phía Tây Nam. Thượng Đức được hỏa lực các trận địa pháo trực tiếp chi viện. Ngoài ra, các trận địa pháo tầm xa và 60 lần chiếc máy bay/ngày từ Đà Nẵng lên chi viện.
Muốn "nhổ” Thượng Đức, một trong những việc quan trọng nhất cần phải chuẩn bị là làm thế nào để có được bản đồ và am hiểu thông thuộc địa thế của chi khu quân sự này bởi địch kiểm tra rất gắt gao.
Trước tình hình này, sư đoàn còn “tín nhiệm” giao cho cô trọng trách phải tìm cách thâm nhập Thượng Đức để nắm rõ địa thế, số lượng kho súng, đạn, quân số địch và bồn đốt...
Có người cậu là bà con làm thông dịch viên trong sở quân địch nên cô có thể xin làm việc trong sở Mỹ để tiếp cận được với nhiều lính Ngụy và Mỹ.
Với cô, đây là nhiệm vụ đòi hỏi phải quan sát kỹ lưỡng, có cái nhìn thật chính xác, đồng thời phải luôn cảnh giác, linh hoạt và uyển chuyển trong cách ứng xử.
Công việc của cô là những ngày "ẩn giấu" mình giữa lòng địch để tìm hiểu tình hình địa lý, các bốt hầm, sân bay, khoảng cách giữa các đường hào.
Cô phải gom nhặt các tờ giấy vẽ là giấy pơ-luya ghép lại, tiện cho việc cất giấu và di chuyển để ghi nhớ được các chốt chặn. Bằng cách đánh dấu hoặc gạch nguệch ngoạc những kí hiệu để tránh không cho địch phát hiện.
Cô Cúc cho rằng cái khó nhất trong việc thâm nhập trong lòng địch chính là việc nhớ được các tuyến đường, khoảng cách giữa các bồn đốt vì nhiều khi các hầm ngầm giấu dưới đất phải là người thông thạo, chịu khó mò đường, đi lại dễ dàng trong lòng quân địch mới có thể nắm vững thế trận bố trí của địch.
Phải mất nhiều tháng như vậy cô mới biết được thông tin, lịch trình hoạt động của địch để báo cáo về cho bộ đội ta đối phó.
“Hoa tiêu” chỉ đường cho chiến dịch
Vì địa thế Thượng Đức hiểm trở lại thông thuộc tình hình nên cô vẫn là “hoa tiêu” chỉ đường giúp đoàn quân tiến công Thượng Đức.
7 giờ ngày ngày 28/7/1974, nhận được lệnh tiến công Thượng Đức, cô và các chiến sĩ bộ đội phải hành quân đi qua các tuyến đường men theo sát bờ sông, dọc các vách núi để tới đồn địch.
Đây là tuyến đường độc đạo chỉ có người dân "thổ cư" mới nắm rõ. Đường đi nhiều cây sậy, cây mây, cỏ dại mọc lên um tùm, ruộng lầy, lại thêm núi san sát nhau, vách sâu rất guy hiểm, đá lơm chởm nhọn hoắt xuyên qua giày.
Với tính chất quan trọng của chiến dịch nên cô và các chiến sĩ bộ đội hạ quyết tâm vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người lính binh nhất của ngày ấy và hiện nay đã trở thành Chính ủy Sư đoàn 304 Phạm Văn Chiến đã đồng hành với cô suốt trận đánh ngay cả lúc đi đường hay bị thương bồi hồi nhớ lại, Cúc của ngày đó là người con gái mạnh mẽ, bản tính lanh lợi, trên tay lúc nào cũng cầm thuốc lá hút phì phèo nhưng khi tham gia chiến trận lại rất gan dạ và anh hùng.
Ông Chiến cho biết: "Nếu địch phát hiện thì Cúc là người hi sinh đầu tiên, nhưng cô ấy luôn tâm niệm một điều, coi cái chết nhẹ nhàng, chết nào có sợ chết như chơi, chết bởi vì dân chết bởi thời." Câu nói đó lại thôi thúc cô và các chiến sĩ chúng tôi cầm súng đánh địch.
Ngày thứ hai khi đang tham gia trận đánh cô bị đạn bắn sượt qua đầu. Sau đó, cô được đưa vào trại cứu thương cấp cứu.
"Nằm trên giường bệnh, khi tỉnh dậy giọng nói thì thào, khẽ mới thành tiếng, vết thương đau nhức nhưng cô vẫn lo cho chiến dịch, cho sự an toàn của anh em bởi không có ai thạo đường ngay trong lòng địch bằng cô," ông Chiến nói.
8 giờ 30 phút ngày 7/8/1974, nhìn lá cờ giải phóng tung bay trên căn cứ “cánh cửa thép” của Mỹ Ngụy, báo hiệu Thượng Đức đã hoàn toàn giải phóng, lòng cô tràn ngập niềm vui sướng vì đã đóng góp công sức cho chiến dịch này.
Trở lại với cuộc sống thường ngày cô là người mẹ của bảy người con và chồng là anh quân nuôi trong kháng chiến. Cô cảm thấy hạnh phúc với mảnh đất Thượng Đức bởi nó thấm đẫm máu và nước mắt không chỉ cô và các đồng đội mà còn là vùng đất đầu tiên được thí điểm trong chiến dịch giải phóng Miền Nam./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)