Bị dị tật bẩm sinh với chiều cao “khiêm tốn” chưa đầy một mét, nữ sinh Nguyễn Thị Hải Yến đến từ Tứ Kỳ, Hải Dương trốn gia đình để dự thi tại trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Cô bé “tí hon” dự thi chuyên ngành Báo chí với mong ước trở thành một nhà báo phản ánh chân thực cuộc sống.
Chặng đường gian nan Hình ảnh cô nữ sinh “tí hon” loắt choắt bước giữa cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhan văn sáng nay, 8/7, đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Thoạt trông khó ai đoán được đó lại là một nữ sinh. Với chiếc cặp đựng giấy tờ sách vở được vắt ngang lưng, trên đầu đội chiếc mũ lưỡi trai, mái tóc cắt ngắn, nước da ngăm đen và đi đôi dép bệt… nhiều người ngỡ rằng đó là một… cậu bé. Kể về hành trình lai kinh ứng thí của mình, Yến bộc bạch, em phải dậy từ rất sớm và nói dối người nhà là lên Hà Nội tìm việc để kịp đến làm thủ tục đăng ký thi vào sáng nay. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ em không đồng ý cho Yến dự thi đại học. Suốt ba năm cấp 3, em học ở Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương, không mất học phí. Để dự thi đại học, Yến cũng hoàn toàn tự ôn thi ở nhà, thậm chí phải ôn lén lút vì sợ bố mẹ biết. “Em giấu không cho gia đình biết em đi thi kẻo mọi người lo lắng, hơn nữa mình lại thêm áp lực,” Yến bộc bạch.
[Thiết bị ghi hình: Trường lo, thí sinh chẳng mặn mà] Một mình bắt xe để lên Hà Nội, nhưng cô thí sinh nhỏ tỏ ra không chút ngại ngần về chuyến “vượt ải” của mình, Yến tự tin nói: “Đây cũng là lần đầu tiên lên Hà Nội, nhưng em rất thoải mái.”
Chặng đường gian nan Hình ảnh cô nữ sinh “tí hon” loắt choắt bước giữa cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhan văn sáng nay, 8/7, đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Thoạt trông khó ai đoán được đó lại là một nữ sinh. Với chiếc cặp đựng giấy tờ sách vở được vắt ngang lưng, trên đầu đội chiếc mũ lưỡi trai, mái tóc cắt ngắn, nước da ngăm đen và đi đôi dép bệt… nhiều người ngỡ rằng đó là một… cậu bé. Kể về hành trình lai kinh ứng thí của mình, Yến bộc bạch, em phải dậy từ rất sớm và nói dối người nhà là lên Hà Nội tìm việc để kịp đến làm thủ tục đăng ký thi vào sáng nay. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ em không đồng ý cho Yến dự thi đại học. Suốt ba năm cấp 3, em học ở Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương, không mất học phí. Để dự thi đại học, Yến cũng hoàn toàn tự ôn thi ở nhà, thậm chí phải ôn lén lút vì sợ bố mẹ biết. “Em giấu không cho gia đình biết em đi thi kẻo mọi người lo lắng, hơn nữa mình lại thêm áp lực,” Yến bộc bạch.
[Thiết bị ghi hình: Trường lo, thí sinh chẳng mặn mà] Một mình bắt xe để lên Hà Nội, nhưng cô thí sinh nhỏ tỏ ra không chút ngại ngần về chuyến “vượt ải” của mình, Yến tự tin nói: “Đây cũng là lần đầu tiên lên Hà Nội, nhưng em rất thoải mái.”
Yến được các bạn sinh viên tình nguyện giúp đỡ nhiệt tình
Đưa tay lau vội những giọt mồ hôi đầm đìa trên trán, hớt hơ hớt hải đến phòng thi làm thủ tục, Yến chia sẻ, em lên xe từ 5 giờ sáng, khoảng hơn 7 giờ đã đến Hà Nội nhưng mãi đến 9 giờ em mới tìm được địa chỉ trường. Xe buýt đi vượt qua cổng trường, em phải bắt xe ôm vòng lại. Năm nay, Yến đăng ký dự thi vào khoa Báo chí và truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Hạnh phúc do chính mình tạo ra” Trò chuyện với cô bé “tí hon” về hoàn cảnh của mình và chặng đường thực hiện mong ước được trở thành nhà báo, Yến cho biết, em sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, cộng thêm vào đó là dị tật lùn bẩm sinh. Đó cũng chính là động lực thôi thúc em phải tự mình vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để thực hiện được ước mơ của mình.
Cô thí sinh nhỏ cẩn thận xem lại giấy tờ thi. (Ảnh: Tâm Tâm/Vietnam+)
Xen lẫn nụ cười hồn nhiên của một cô bé bước sang tuổi 18, Yến cho hay, mới đầu đi học em cũng khá mặc cảm và tự ti về bản thân, song em nhận ra rằng hạnh phúc có được là do mình tự tạo ra và không ai lấy đi cái là của mình. “Tạo hóa ban cho em một cơ thể kém may mắn, nhưng bù vào đó em có nghị lực, có sức khỏe và có ước mơ. Em muốn được đứng vững trên đôi chân của mình và cố gắng sống cho ước mơ, hoài bão đó,” Yến xúc động nói. Chia sẻ về dự định cho kỳ thi, Yến bảo, em sẽ cố gắng hết sức mình, nếu may mắn có được tấm vé bước vào giảng đường đại học, thực sự đó là một niềm vinh dự lớn đối với bản thân em, còn nếu bản thân còn chưa đủ khả năng thì em cũng không nản lòng mà sẽ cố gắng thực hiện cho bằng được mơ ước đó vào năm sau hay năm sau nữa… “Em cũng rất lo vì đề thi đại học sẽ khó hơn nhiều so với thi tốt nghiệp, nhưng em sẽ cố gắng để làm bài thật tốt. Quan trọng là mình không được bỏ cuộc,” ánh mắt quyết tâm, Yến lạc quan nói. Nói về lý do chọn nghề báo, Yến cười híp mắt bảo, thế mạnh của em là phần nghị luận xã hội và ước mơ trở thành nhà báo để được viết bằng chính trái tim mình. Ngay sau khi biết được hoàn cảnh đặc biệt của Yến, các sinh viên tình nguyện đã liên hệ giúp em được vào ở trọ trong Ký túc xá Mễ Trì của Đại học Quốc gia Hà Nội./.
Tâm Tâm (Vietnam+)