Các cơ quan hàng không quốc tế ngày 17/4 liên tiếp đưa ra những nhận định rằng sự tê liệt hàng không ở châu Âu hiện nay sánh ngang, thậm chí còn nghiêm trọng hơn tình trạng đình trệ hàng không sau vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), mức độ ảnh hưởng tới hành khách và các hãng hàng không sau khi phải hủy nhiều chuyến bay do tro bụi của núi lửa Eyjafjallajokull tại Iceland đã tạo ra hậu quả còn nghiêm trọng hơn so với thời kỳ sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ.
ICAO nhận định về mặt kinh tế, ảnh hưởng của tình trạng tê liệt hàng không hiện nay ở châu Âu sẽ còn khốc liệt hơn nhiều so với hồi 2001, khi Mỹ đóng cửa không phận trong ba ngày sau vụ khủng bố kể trên, khiến các hãng hàng không châu Âu phải ngừng toàn bộ các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.
Trước đó, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cũng khẳng định tình trạng vận tải hàng không tê liệt trên toàn châu Âu hiện nay có thể so sánh với việc ngừng hàng loạt chuyến bay sau các vụ khủng bố hồi 2001.
IATA, đại diện cho 230 hãng hàng không và chiếm 93% hoạt động vận tải thương mại hàng không quốc tế, ước tính việc hoãn các chuyến bay có thể khiến ngành hàng không châu Âu mất khoảng 200 triệu USD mỗi ngày, chưa kể chi phí tăng thêm do phải chuyển hướng các đường bay và chi phí phát sinh của hành khách.
Eurocontrol, cơ quan điều phối hoạt động điều hành bay ở 38 nước, cho biết riêng trong ngày 17/4, hơn 18.000 chuyến bay trên không phận châu Âu đã bị hủy và gần 17.000 chuyến bay bị hoãn, và điều này chưa từng xảy ra.
Thông báo của Hiệp hội vận tải hàng không Mỹ (ATA) cho biết các chuyến bay xuyên lục địa cũng bị ảnh hưởng bởi tro bụi núi lửa, với 282 trong số 337 chuyến bay (khoảng 84%) của các hãng hàng không Mỹ sang hoặc xuất phát từ châu Âu bị hủy bỏ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải hủy kế hoạch bay tới Ba Lan để dự lễ tang Tổng thống Lech Kaczynski vào ngày 18/4.
Trước thực trạng núi lửa Eyjafjallajokull tiếp tục hoạt động mạnh, các hãng hàng không châu Âu buộc phải tiếp tục kéo dài thời gian ngừng hoạt động không lưu tại nhiều khu vực thuộc châu lục này.
Pháp đã quyết định đóng cửa ba sân bay tại Paris và các khu vực khác ở phía Bắc đất nước cho tới 6 giờ sáng (giờ GMT) ngày 19/4.
Italy thông báo không cho phép bất kỳ chuyến bay nào hoạt động ở phía Bắc đất nước cho tới cùng thời điểm trên.
Trong khi đó, Anh, Ireland, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Đức cũng phong tỏa không phận cho tới 12 giờ (giờ GMT) ngày 18/4. Riêng Hãng hàng không British Airways (Anh) đã hủy tất cả các chuyến bay tới và đi từ London trong ngày 18/4.
Ba Lan thông báo tiếp tục ngừng vô thời hạn hoạt động không lưu tại nước này.
Theo Cơ quan khí tượng học Iceland, gió sẽ tiếp tục thổi tro bụi từ nước này tới Nga trong ít nhất hai ngày nữa và tình trạng này có thể kéo dài tới tận giữa tuần tới.
Hà Lan và một số nước châu Âu đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm không chở hành khách để đánh giá ảnh hưởng của tro bụi tới hoạt động của máy bay./.
Theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), mức độ ảnh hưởng tới hành khách và các hãng hàng không sau khi phải hủy nhiều chuyến bay do tro bụi của núi lửa Eyjafjallajokull tại Iceland đã tạo ra hậu quả còn nghiêm trọng hơn so với thời kỳ sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ.
ICAO nhận định về mặt kinh tế, ảnh hưởng của tình trạng tê liệt hàng không hiện nay ở châu Âu sẽ còn khốc liệt hơn nhiều so với hồi 2001, khi Mỹ đóng cửa không phận trong ba ngày sau vụ khủng bố kể trên, khiến các hãng hàng không châu Âu phải ngừng toàn bộ các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.
Trước đó, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cũng khẳng định tình trạng vận tải hàng không tê liệt trên toàn châu Âu hiện nay có thể so sánh với việc ngừng hàng loạt chuyến bay sau các vụ khủng bố hồi 2001.
IATA, đại diện cho 230 hãng hàng không và chiếm 93% hoạt động vận tải thương mại hàng không quốc tế, ước tính việc hoãn các chuyến bay có thể khiến ngành hàng không châu Âu mất khoảng 200 triệu USD mỗi ngày, chưa kể chi phí tăng thêm do phải chuyển hướng các đường bay và chi phí phát sinh của hành khách.
Eurocontrol, cơ quan điều phối hoạt động điều hành bay ở 38 nước, cho biết riêng trong ngày 17/4, hơn 18.000 chuyến bay trên không phận châu Âu đã bị hủy và gần 17.000 chuyến bay bị hoãn, và điều này chưa từng xảy ra.
Thông báo của Hiệp hội vận tải hàng không Mỹ (ATA) cho biết các chuyến bay xuyên lục địa cũng bị ảnh hưởng bởi tro bụi núi lửa, với 282 trong số 337 chuyến bay (khoảng 84%) của các hãng hàng không Mỹ sang hoặc xuất phát từ châu Âu bị hủy bỏ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải hủy kế hoạch bay tới Ba Lan để dự lễ tang Tổng thống Lech Kaczynski vào ngày 18/4.
Trước thực trạng núi lửa Eyjafjallajokull tiếp tục hoạt động mạnh, các hãng hàng không châu Âu buộc phải tiếp tục kéo dài thời gian ngừng hoạt động không lưu tại nhiều khu vực thuộc châu lục này.
Pháp đã quyết định đóng cửa ba sân bay tại Paris và các khu vực khác ở phía Bắc đất nước cho tới 6 giờ sáng (giờ GMT) ngày 19/4.
Italy thông báo không cho phép bất kỳ chuyến bay nào hoạt động ở phía Bắc đất nước cho tới cùng thời điểm trên.
Trong khi đó, Anh, Ireland, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Đức cũng phong tỏa không phận cho tới 12 giờ (giờ GMT) ngày 18/4. Riêng Hãng hàng không British Airways (Anh) đã hủy tất cả các chuyến bay tới và đi từ London trong ngày 18/4.
Ba Lan thông báo tiếp tục ngừng vô thời hạn hoạt động không lưu tại nước này.
Theo Cơ quan khí tượng học Iceland, gió sẽ tiếp tục thổi tro bụi từ nước này tới Nga trong ít nhất hai ngày nữa và tình trạng này có thể kéo dài tới tận giữa tuần tới.
Hà Lan và một số nước châu Âu đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm không chở hành khách để đánh giá ảnh hưởng của tro bụi tới hoạt động của máy bay./.
(TTXVN/Vietnam+)