Nhiều tháng nay, khu vực suối Thía ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã bị cày nát, nham nhở và biến dạng bởi nạn khai thác khoáng sản trái phép.
Suối Thia là dòng suối lớn cung cấp chủ yếu nước tưới tiêu cho hàng trăm hécta lúa, hoa màu của cánh đồng Mường Lò. Không chỉ có vậy con suối còn là biểu trưng của nền văn hóa đồng bào người Thái trong khu vực.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, dọc con suối Thia đoạn chảy qua địa bàn của 12 thôn, bản đang có nhiều nhóm người đến từ các tỉnh khác nhau ngang nhiên khai thác vàng và khoáng sản trái phép.
Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng các loại máy móc hiện đại, công suất lớn như máy xúc, máy bơm, máy đãi vàng…, các đối tượng khai thác đang dần làm con suối biến dạng từng ngày.
Đặc biệt, đoạn suối chảy qua các thôn như bản Phù Ninh, bản đao; bản Ỏ, thôn Cầu Thia… bị hủy hoại nghiêm trọng bởi các hố sâu và rộng hàng chục mét vuông, làm thay đổi dòng chảy của suối. Cùng với đó, “núi” vật liệu khai thác được chất đống hai bên bờ suối cũng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc canh tác nông nghiệp của bà con.
Chị Hoàng Thị Yêu, người dân sinh sống ở Bản Ỏ, xã Phù Nham (Văn Chấn) bức xúc: "Trung tuần tháng Bảy, một đoàn khoảng 10 người từ Hà Nội lên đây, mang theo nhiều phương tiện, máy móc để khai thác vàng sa khoáng. Mới làm có 10 ngày đã làm ô nhiễm suối Thia lên khiến nhiều hộ dân quanh đó không có nước để tưới ruộng, trồng hoa màu. Hiện họ chưa ngừng khai thác hẳn, vẫn đang gửi máy móc và đợi đến mùa khô lên khai thác tiếp."
Trước thực trạng đó, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, Trần Văn Mộc đã ra Quyết định số 73/QĐ – UBND về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến vận chuyển khoáng sản trái phép để khắc phục và chấm dứt tình trạng trên.
Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Nhà nước.
Công an huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Hạ tầng và Kinh tế phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn rà soát việc khai thác, xử lý theo quy định đối với các trường hợp khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi trên suối Thia, đồng thời yêu cầu các chủ khai thác khẩn trương hoàn nguyên địa hình, di chuyển nguyên vật liệu đã khai thác đang tập kết với số lượng lớn ven bờ và trong các lòng suối, tránh xảy ra việc chia dòng, tràn bờ, sói lở, gây hậu quả nghiêm trọng trong mùa mưa bão này...
Các cơ quan chức năng và các địa phương trong huyện đã triển khai các biện pháp thực hiện Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn nhưng thực tế chưa đem lại hiệu quả. Bởi đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa lập biên bản xử lý một trường hợp nào.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Hữu Sính, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (Trưởng đoàn kiểm tra hoạt động khai thác chế biến khoáng sản) huyện Văn Chấn thừa nhận hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra ở rất nhiều xã như ở suối Thia - bản Ỏ, xã Phù Nham; Suối Lao - bản Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh; suối Bánh - xã Đồng Khê… Tuy nhiên đến nay, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự vào cuộc và chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Theo báo cáo từ cơ sở, thông tin từ nhân dân và thực tế kiểm tra tại các địa phương còn nhiều bất cập gây ô nhiễm các nguồn nước, làm thay đổi dòng chảy, nguy cơ sạt lở hai bên bờ suối khi mùa mưa lũ đến. Đặc biệt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, làm hư hại các cơ sở kết cấu hạ tầng, các công trình xây dựng, các hộ gia đình sinh sống khu vực ven các suối, ngòi./.
Suối Thia là dòng suối lớn cung cấp chủ yếu nước tưới tiêu cho hàng trăm hécta lúa, hoa màu của cánh đồng Mường Lò. Không chỉ có vậy con suối còn là biểu trưng của nền văn hóa đồng bào người Thái trong khu vực.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, dọc con suối Thia đoạn chảy qua địa bàn của 12 thôn, bản đang có nhiều nhóm người đến từ các tỉnh khác nhau ngang nhiên khai thác vàng và khoáng sản trái phép.
Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng các loại máy móc hiện đại, công suất lớn như máy xúc, máy bơm, máy đãi vàng…, các đối tượng khai thác đang dần làm con suối biến dạng từng ngày.
Đặc biệt, đoạn suối chảy qua các thôn như bản Phù Ninh, bản đao; bản Ỏ, thôn Cầu Thia… bị hủy hoại nghiêm trọng bởi các hố sâu và rộng hàng chục mét vuông, làm thay đổi dòng chảy của suối. Cùng với đó, “núi” vật liệu khai thác được chất đống hai bên bờ suối cũng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc canh tác nông nghiệp của bà con.
Chị Hoàng Thị Yêu, người dân sinh sống ở Bản Ỏ, xã Phù Nham (Văn Chấn) bức xúc: "Trung tuần tháng Bảy, một đoàn khoảng 10 người từ Hà Nội lên đây, mang theo nhiều phương tiện, máy móc để khai thác vàng sa khoáng. Mới làm có 10 ngày đã làm ô nhiễm suối Thia lên khiến nhiều hộ dân quanh đó không có nước để tưới ruộng, trồng hoa màu. Hiện họ chưa ngừng khai thác hẳn, vẫn đang gửi máy móc và đợi đến mùa khô lên khai thác tiếp."
Trước thực trạng đó, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, Trần Văn Mộc đã ra Quyết định số 73/QĐ – UBND về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến vận chuyển khoáng sản trái phép để khắc phục và chấm dứt tình trạng trên.
Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Nhà nước.
Công an huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Hạ tầng và Kinh tế phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn rà soát việc khai thác, xử lý theo quy định đối với các trường hợp khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi trên suối Thia, đồng thời yêu cầu các chủ khai thác khẩn trương hoàn nguyên địa hình, di chuyển nguyên vật liệu đã khai thác đang tập kết với số lượng lớn ven bờ và trong các lòng suối, tránh xảy ra việc chia dòng, tràn bờ, sói lở, gây hậu quả nghiêm trọng trong mùa mưa bão này...
Các cơ quan chức năng và các địa phương trong huyện đã triển khai các biện pháp thực hiện Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn nhưng thực tế chưa đem lại hiệu quả. Bởi đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa lập biên bản xử lý một trường hợp nào.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Hữu Sính, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (Trưởng đoàn kiểm tra hoạt động khai thác chế biến khoáng sản) huyện Văn Chấn thừa nhận hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra ở rất nhiều xã như ở suối Thia - bản Ỏ, xã Phù Nham; Suối Lao - bản Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh; suối Bánh - xã Đồng Khê… Tuy nhiên đến nay, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự vào cuộc và chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Theo báo cáo từ cơ sở, thông tin từ nhân dân và thực tế kiểm tra tại các địa phương còn nhiều bất cập gây ô nhiễm các nguồn nước, làm thay đổi dòng chảy, nguy cơ sạt lở hai bên bờ suối khi mùa mưa lũ đến. Đặc biệt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, làm hư hại các cơ sở kết cấu hạ tầng, các công trình xây dựng, các hộ gia đình sinh sống khu vực ven các suối, ngòi./.
Bích Ngọc (TTXVN)