Cuối tuần qua, các thống đốc của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí bầu Tiến sĩ Renoise Mokate, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi, là thành viên ban lãnh đạo gồm 25 người của WB.
Đây là ghế thứ ba dành cho khu vực tiểu sa mạc Sahara của châu Phi, và cũng đồng ngĩa với việc khối các nước đang phát triển chiếm đa số ghế trong ban lãnh đạo WB.
Chủ tịch World Bank Group, Robert B. Zoellick, đánh giá việc Tiến sĩ được Mokate được bầu là thành viên ban lãnh đạo WB rất được hoan nghênh và nó đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển sẽ nắm giữ đa số ghế.
Theo ông, tiếng nói của các nước đang phát triển có vai trò quan trọng trong việc mang lại sự phát triển hiệu quả và phản ánh thực thế thế giới hiện nay. Bà Mokate sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 1/11/2010.
Hồi tháng 4/2010, WB đã nhất trí tăng quyền biểu quyết của các nước đang phát triển thêm 3,13% lên 47,19% như hiện nay, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn chưa thực hiện bước đi như vậy.
Ngay cả trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, IMF cũng dự báo các nước đang phát triển sẽ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến, nhưng ảnh hưởng gia tăng này của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới vẫn chưa tương xứng với quyền biểu quyết trong thể chế tài chính này.
Trong bối cảnh đó, WB đã kêu gọi IMF cần có sự thay đổi đáng kể nhằm chuyển ít nhất 5% quyền biểu quyết của các nền kinh tế tiên tiến sang các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển./.
Đây là ghế thứ ba dành cho khu vực tiểu sa mạc Sahara của châu Phi, và cũng đồng ngĩa với việc khối các nước đang phát triển chiếm đa số ghế trong ban lãnh đạo WB.
Chủ tịch World Bank Group, Robert B. Zoellick, đánh giá việc Tiến sĩ được Mokate được bầu là thành viên ban lãnh đạo WB rất được hoan nghênh và nó đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển sẽ nắm giữ đa số ghế.
Theo ông, tiếng nói của các nước đang phát triển có vai trò quan trọng trong việc mang lại sự phát triển hiệu quả và phản ánh thực thế thế giới hiện nay. Bà Mokate sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 1/11/2010.
Hồi tháng 4/2010, WB đã nhất trí tăng quyền biểu quyết của các nước đang phát triển thêm 3,13% lên 47,19% như hiện nay, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn chưa thực hiện bước đi như vậy.
Ngay cả trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, IMF cũng dự báo các nước đang phát triển sẽ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến, nhưng ảnh hưởng gia tăng này của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới vẫn chưa tương xứng với quyền biểu quyết trong thể chế tài chính này.
Trong bối cảnh đó, WB đã kêu gọi IMF cần có sự thay đổi đáng kể nhằm chuyển ít nhất 5% quyền biểu quyết của các nền kinh tế tiên tiến sang các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)