Báo cáo giám sát toàn cầu (GMR) năm 2012 về giá lương thực, dinh dưỡng và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước đang phát triển đã bị tụt hậu trong tiến trình thực hiện các MDG liên quan đến lương thực và dinh dưỡng, đặc biệt, tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em tăng cao là không thể chấp nhận được.
Báo cáo GMR 2012 công bố ngày 6/4 nhấn mạnh những cơn lốc tăng giá lương thực mới đây đã cản trở mọi tiến triển trong việc thực hiện nhiều MDG, xói mòn sức mua của người tiêu dùng và cản trở hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, tác động bất lợi đến y tế và giáo dục.
Thế giới đang phát triển sẽ không thể đạt được Mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi đúng thời hạn vào năm 2015 vì cho đến nay mới chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu MDG về giảm tử vong của các bà mẹ và 50% mục tiêu giảm tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
GMR 2012 đã đề xuất các giải pháp để giúp các nước đang phát triển và các cộng đồng dân cư phản ứng tốt hơn trước việc giá lương thực leo thang.
Các nước này cần thúc đẩy chính sách nông nghiệp tích cực để khuyến khích nông dân tăng sản xuất; sử dụng mạng an toàn xã hội để cải thiện sức bật phục hồi kinh tế; tăng cường chính sách dinh dưỡng để cải thiện phát triển ban đầu của trẻ sơ sinh; thúc đẩy chính sách thương mại nhằm tăng cường tiếp cận thị trường lương thực nhằm giảm biến động giá lương thực.
Tuy nhiên, thách thức mà các nước đang phải đối mặt trong phản ứng với giá lương thực tăng cao đã trở nên gay gắt hơn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Viện trợ phát triển giảm mạnh, dân số tăng nhanh và giá lương thực tăng cao sẽ làm cho các chương trình dinh dưỡng ở những nước nghèo ngày càng thách thức hơn.
Theo GMR 2012, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ vẫn phải sống trong điều kiện cùng khổ vào năm 2015./.
Báo cáo GMR 2012 công bố ngày 6/4 nhấn mạnh những cơn lốc tăng giá lương thực mới đây đã cản trở mọi tiến triển trong việc thực hiện nhiều MDG, xói mòn sức mua của người tiêu dùng và cản trở hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, tác động bất lợi đến y tế và giáo dục.
Thế giới đang phát triển sẽ không thể đạt được Mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi đúng thời hạn vào năm 2015 vì cho đến nay mới chỉ đạt được khoảng 30% mục tiêu MDG về giảm tử vong của các bà mẹ và 50% mục tiêu giảm tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
GMR 2012 đã đề xuất các giải pháp để giúp các nước đang phát triển và các cộng đồng dân cư phản ứng tốt hơn trước việc giá lương thực leo thang.
Các nước này cần thúc đẩy chính sách nông nghiệp tích cực để khuyến khích nông dân tăng sản xuất; sử dụng mạng an toàn xã hội để cải thiện sức bật phục hồi kinh tế; tăng cường chính sách dinh dưỡng để cải thiện phát triển ban đầu của trẻ sơ sinh; thúc đẩy chính sách thương mại nhằm tăng cường tiếp cận thị trường lương thực nhằm giảm biến động giá lương thực.
Tuy nhiên, thách thức mà các nước đang phải đối mặt trong phản ứng với giá lương thực tăng cao đã trở nên gay gắt hơn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Viện trợ phát triển giảm mạnh, dân số tăng nhanh và giá lương thực tăng cao sẽ làm cho các chương trình dinh dưỡng ở những nước nghèo ngày càng thách thức hơn.
Theo GMR 2012, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ vẫn phải sống trong điều kiện cùng khổ vào năm 2015./.
(TTXVN)